NEW DELHI —
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sẽ đến Washington vào ngày thứ Sáu thực hiện chuyến thăm gặp và làm việc với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, cao điểm của một năm đã diễn ra nhiều cuộc trao đổi cấp cao giữa hai nền dân chủ lớn nhất thế giới. Nhưng trong khi hai nước đã đưa ra nhiều cam kết, một số người cho rằng không có bao nhiêu bước đột phá trong mối quan hệ Mỹ-Ấn, kể từ sau thỏa thuận hạt nhân quan trọng được phê chuẩn năm 2008. Từ New Delhi, Thông tín viên Aru Pande của VOA gửi về bài tường trình sau đây.
55 là con số các cuộc trao đổi song phương chính thức hoặc các chuyến công du được Ngoại trưởng Ấn Độ Sujatha Singh liệt kê khi ông nêu ra đà tiến mà bang giao Mỹ-Ấn đã đạt được trong năm nay.
Nói chuyện với các phóng viên tại New Delhi hồi tuần trước, bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ nói rằng các cuộc thảo luận sắp tới giữa Thủ tướng Manmohan Singh với Tổng thống Barack Obama tái khẳng định cam kết chính trị của đôi bên trong việc thắt chặt bang giao.
“Một chuyến đi thăm như thế này không chỉ tập trung vào những việc có thể thực hiện, mà còn thiết lập và tái khẳng định các lợi ích chiến lược mà mỗi nước có thể rút ra từ mối bang giao.”
Ngoại trưởng John Kerry và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã bày tỏ cảm nghĩ tương tự trong các chuyến đi của hai ông tới thăm New Delhi trong năm nay.
Nhưng giới phân tích chính trị ở Ấn Độ và ở nước ngoài nói rằng những lập luận đó chưa biến thành hiện thực từ năm 2005, khi Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là ông George W. Bush và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đạt được một thỏa thuận cho phép Ấn Độ tiếp cận công nghệ hạt nhân dân sự sau nhiều thập kỷ nước này bị cô lập vì chương trình vũ khí hạt nhân của họ.
Ông Rory Medcalf làm việc tại Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy ở Sydney.
"Thỏa thuận ấy đã loại bỏ được trở ngại lớn nhất là sự phân biệt đối xử và thiếu tin cậy trong các hệ thống chính trị toàn cầu giữa hai nước, nhưng giờ đây những công việc khó khăn đã bắt đầu. Việc thực thi thỏa thuận hạt nhân đã khá lộn xộn và gây thất vọng. Ngành công nghiệp Mỹ không hài lòng với các luật lệ của Ấn Độ quy định trách nhiệm hạt nhân. Có một số rào cản thương mại và rào cản xã hội từ cả hai bên."
Ông Medcalf cũng chỉ ra mối quan tâm của Ấn Độ về những thay đổi về luật lệ cấp thị thực của Hoa Kỳ đã gây nhiều khó khăn hơn cho nhân viên công nghệ thông tin Ấn hoạt động tại Hoa Kỳ. Ông Medcalf nói thêm rằng Ấn Độ chưa thực sự sẵn sàng để hứa hẹn sẽ liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ về các vấn đề chẳng hạn như Iran.
Nhưng ông Bharat Karnad nêu nghi vấn về sự cần thiết Ấn Độ phải liên kết chặt chẽ với chính sách của Hoa Kỳ. Ông Karnad, một giáo sư thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách có trụ sở ở New Delhi, nhận định rằng dưới quyền của chính phủ Thủ Tướng Singh, mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ ngày càng trở nên một chiều, trong khi Ấn Độ được yêu cầu hạn chế tối đa quan hệ lịch sử của mình với các quốc gia, chẳng hạn như Iran.
"Về vấn đề Iran chúng tôi phải tuyệt đối giữ vững lập trường và nói không, quý vị có thể làm những gì quý vị muốn – quý vị đang ở phía bên kia thế giới, nhưng Iran ở bên này, nước này cung cấp cho chúng tôi lối tiếp cận và tất cả những điều khác nữa, và vì lý do đó chúng tôi sẽ đối xử với Iran theo cách tốt nhất chúng tôi có thể làm. Và nếu điều đó làm quý vị không vui, thì tuỳ ý quý vị! "
Ông Karnad nói Ấn Độ phải có một quan điểm rõ rệt về các lợi ích quốc gia của mình, dù ở Afghanistan hay ở Đông Á, và bất kỳ mối quan hệ nào với Hoa Kỳ không nên được kèm theo điều kiện nào.
Trong chuyến đi thăm và làm việc vào ngày thứ Sáu, Thủ tướng Singh và Tổng thống Obama dự trù sẽ thảo luận về vấn đề hợp tác song phương trong các lĩnh vực năng lượng, an ninh, thương mại và các vấn đề khu vực.
Phân tích gia Rory Medcalf nói cả hai bên bước vào cuộc đàm phán với lòng kiên nhẫn và những hy vọng chừng mực, vì có thể mất nhiều năm trước khi quan hệ Mỹ- Ấn có thể đạt được đầy đủ tiềm năng của nó.
“Ấn Độ sẽ đóng một vai trò xây dựng ở Afghanistan và đã làm điều đó, Ấn Độ sẽ là một tiếng nói rất quan trọng trong trật tự chiến lược châu Á như tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á và việc kiểm soát những căng thẳng ở châu Á. Nhưng tôi không nghĩ rằng ở giai đoạn này, Ấn Độ là một quyền lực có khả năng thay đổi cục diện mà chính phủ Tổng Thống Bush trước đây đã từng hy vọng, khi khởi sự các quan hệ chiến lược với nước này.”
Trong khi chờ đợi, Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Hoa Kỳ đang phải tập trung giải quyết những vấn đề riêng của mình, kể cả đẩy mạnh nền kinh tế đang gặp khó khăn trong nước.
55 là con số các cuộc trao đổi song phương chính thức hoặc các chuyến công du được Ngoại trưởng Ấn Độ Sujatha Singh liệt kê khi ông nêu ra đà tiến mà bang giao Mỹ-Ấn đã đạt được trong năm nay.
Nói chuyện với các phóng viên tại New Delhi hồi tuần trước, bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ nói rằng các cuộc thảo luận sắp tới giữa Thủ tướng Manmohan Singh với Tổng thống Barack Obama tái khẳng định cam kết chính trị của đôi bên trong việc thắt chặt bang giao.
“Một chuyến đi thăm như thế này không chỉ tập trung vào những việc có thể thực hiện, mà còn thiết lập và tái khẳng định các lợi ích chiến lược mà mỗi nước có thể rút ra từ mối bang giao.”
Ngoại trưởng John Kerry và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã bày tỏ cảm nghĩ tương tự trong các chuyến đi của hai ông tới thăm New Delhi trong năm nay.
Nhưng giới phân tích chính trị ở Ấn Độ và ở nước ngoài nói rằng những lập luận đó chưa biến thành hiện thực từ năm 2005, khi Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là ông George W. Bush và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đạt được một thỏa thuận cho phép Ấn Độ tiếp cận công nghệ hạt nhân dân sự sau nhiều thập kỷ nước này bị cô lập vì chương trình vũ khí hạt nhân của họ.
Ông Rory Medcalf làm việc tại Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy ở Sydney.
"Thỏa thuận ấy đã loại bỏ được trở ngại lớn nhất là sự phân biệt đối xử và thiếu tin cậy trong các hệ thống chính trị toàn cầu giữa hai nước, nhưng giờ đây những công việc khó khăn đã bắt đầu. Việc thực thi thỏa thuận hạt nhân đã khá lộn xộn và gây thất vọng. Ngành công nghiệp Mỹ không hài lòng với các luật lệ của Ấn Độ quy định trách nhiệm hạt nhân. Có một số rào cản thương mại và rào cản xã hội từ cả hai bên."
Ông Medcalf cũng chỉ ra mối quan tâm của Ấn Độ về những thay đổi về luật lệ cấp thị thực của Hoa Kỳ đã gây nhiều khó khăn hơn cho nhân viên công nghệ thông tin Ấn hoạt động tại Hoa Kỳ. Ông Medcalf nói thêm rằng Ấn Độ chưa thực sự sẵn sàng để hứa hẹn sẽ liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ về các vấn đề chẳng hạn như Iran.
Nhưng ông Bharat Karnad nêu nghi vấn về sự cần thiết Ấn Độ phải liên kết chặt chẽ với chính sách của Hoa Kỳ. Ông Karnad, một giáo sư thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách có trụ sở ở New Delhi, nhận định rằng dưới quyền của chính phủ Thủ Tướng Singh, mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ ngày càng trở nên một chiều, trong khi Ấn Độ được yêu cầu hạn chế tối đa quan hệ lịch sử của mình với các quốc gia, chẳng hạn như Iran.
"Về vấn đề Iran chúng tôi phải tuyệt đối giữ vững lập trường và nói không, quý vị có thể làm những gì quý vị muốn – quý vị đang ở phía bên kia thế giới, nhưng Iran ở bên này, nước này cung cấp cho chúng tôi lối tiếp cận và tất cả những điều khác nữa, và vì lý do đó chúng tôi sẽ đối xử với Iran theo cách tốt nhất chúng tôi có thể làm. Và nếu điều đó làm quý vị không vui, thì tuỳ ý quý vị! "
Ông Karnad nói Ấn Độ phải có một quan điểm rõ rệt về các lợi ích quốc gia của mình, dù ở Afghanistan hay ở Đông Á, và bất kỳ mối quan hệ nào với Hoa Kỳ không nên được kèm theo điều kiện nào.
Trong chuyến đi thăm và làm việc vào ngày thứ Sáu, Thủ tướng Singh và Tổng thống Obama dự trù sẽ thảo luận về vấn đề hợp tác song phương trong các lĩnh vực năng lượng, an ninh, thương mại và các vấn đề khu vực.
Phân tích gia Rory Medcalf nói cả hai bên bước vào cuộc đàm phán với lòng kiên nhẫn và những hy vọng chừng mực, vì có thể mất nhiều năm trước khi quan hệ Mỹ- Ấn có thể đạt được đầy đủ tiềm năng của nó.
“Ấn Độ sẽ đóng một vai trò xây dựng ở Afghanistan và đã làm điều đó, Ấn Độ sẽ là một tiếng nói rất quan trọng trong trật tự chiến lược châu Á như tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á và việc kiểm soát những căng thẳng ở châu Á. Nhưng tôi không nghĩ rằng ở giai đoạn này, Ấn Độ là một quyền lực có khả năng thay đổi cục diện mà chính phủ Tổng Thống Bush trước đây đã từng hy vọng, khi khởi sự các quan hệ chiến lược với nước này.”
Trong khi chờ đợi, Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Hoa Kỳ đang phải tập trung giải quyết những vấn đề riêng của mình, kể cả đẩy mạnh nền kinh tế đang gặp khó khăn trong nước.