Nhật Bản cho biết Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc trong một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi tại Nga với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các giới chức Tokyo ngày hôm nay cho biết cuộc nói chuyện 5 phút diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại St. Petersburg.
Trước đó, một cuộc gặp gỡ như thế đã là một vấn đề không chắc chắn vì mối quan hệ Trung-Nhật đã bị tổn thương do sự bùng phát mới đây về một cuộc tranh chấp lãnh thổ đã kéo dài nhiều thập niên.
Tân Hoa Xã cho biết hai nhà lãnh đạo gặp nhau ngày hôm qua sau khi chủ tịch Tập Cận Bình “giáp mặt” Thủ tướng Abe trong một phòng dành riêng cho các nhân vật quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh G20.
Tân Hoa Xã cho biết ông Tập bày tỏ quan ngại vì mối quan hệ Trung-Nhật đang đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng mà Bắc Kinh không muốn thấy.
Tuy nhiên, ngày hôm qua, một phát ngôn viên của phái đoàn Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh nói trách nhiệm cải thiện các mối quan hệ “không nằm về phía Trung Quốc.”
Năm ngoái, Trung Quốc đã giận giữ sau khi Nhật Bản mua lại một nhóm đảo đang tranh chấp tại Biển Đông Trung Hoa từ tay một chủ đất Nhật Bản.
Kể từ đó Bắc Kinh đã điều động tàu chiến và máy bay tuần tiểu khu vực này, gây nên những lo ngại về đụng độ quân sự. Nhóm đảo tên Nhật Bản là Senkaku, và tên Trung Quốc là Điếu Ngư, được bao quanh bằng ngư trường nhiều cá và có thể có nhiều trữ lượng dầu khí.
Thủ tướng Abe, lên cầm quyền vào tháng 12 năm ngoái, đã có một lập trường cứng rắn về tranh chấp biển đảo.
Tuy nhiên, ông cũng thúc đẩy đối thoại cấp cao với Trung Quốc để giúp cải thiện các mối quan hệ. Cho tới nay, Bắc Kinh đã từ chối những cuộc đối thoại như thế.
Một bài bình luận ngày hôm nay của Tân Hoa Xã, cơ quan thường phản ánh những quan điểm chính thức của Trung Quốc, cho biết việc Bắc Kinh từ chối tiến hành những cuộc thảo luận song phương là “một thông điệp mạnh mẽ là Tokyo chịu trách nhiệm” đối với sự sa sút của các mối quan hệ.
Bài bình luận này gọi yêu cầu đối thoại của Thủ tướng Abe là không thành thật.
Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn hàng thứ hai và thứ ba trên thế giới cũng trở nên phức tạp vì những tuyên bố mới đây của một số viên chức Nhật Bản mà Bắc Kinh cho là phủ nhận quá khứ trong thời chiến của Tokyo.
Các giới chức Tokyo ngày hôm nay cho biết cuộc nói chuyện 5 phút diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại St. Petersburg.
Trước đó, một cuộc gặp gỡ như thế đã là một vấn đề không chắc chắn vì mối quan hệ Trung-Nhật đã bị tổn thương do sự bùng phát mới đây về một cuộc tranh chấp lãnh thổ đã kéo dài nhiều thập niên.
Tân Hoa Xã cho biết hai nhà lãnh đạo gặp nhau ngày hôm qua sau khi chủ tịch Tập Cận Bình “giáp mặt” Thủ tướng Abe trong một phòng dành riêng cho các nhân vật quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh G20.
Tân Hoa Xã cho biết ông Tập bày tỏ quan ngại vì mối quan hệ Trung-Nhật đang đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng mà Bắc Kinh không muốn thấy.
Tuy nhiên, ngày hôm qua, một phát ngôn viên của phái đoàn Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh nói trách nhiệm cải thiện các mối quan hệ “không nằm về phía Trung Quốc.”
Năm ngoái, Trung Quốc đã giận giữ sau khi Nhật Bản mua lại một nhóm đảo đang tranh chấp tại Biển Đông Trung Hoa từ tay một chủ đất Nhật Bản.
Kể từ đó Bắc Kinh đã điều động tàu chiến và máy bay tuần tiểu khu vực này, gây nên những lo ngại về đụng độ quân sự. Nhóm đảo tên Nhật Bản là Senkaku, và tên Trung Quốc là Điếu Ngư, được bao quanh bằng ngư trường nhiều cá và có thể có nhiều trữ lượng dầu khí.
Thủ tướng Abe, lên cầm quyền vào tháng 12 năm ngoái, đã có một lập trường cứng rắn về tranh chấp biển đảo.
Tuy nhiên, ông cũng thúc đẩy đối thoại cấp cao với Trung Quốc để giúp cải thiện các mối quan hệ. Cho tới nay, Bắc Kinh đã từ chối những cuộc đối thoại như thế.
Một bài bình luận ngày hôm nay của Tân Hoa Xã, cơ quan thường phản ánh những quan điểm chính thức của Trung Quốc, cho biết việc Bắc Kinh từ chối tiến hành những cuộc thảo luận song phương là “một thông điệp mạnh mẽ là Tokyo chịu trách nhiệm” đối với sự sa sút của các mối quan hệ.
Bài bình luận này gọi yêu cầu đối thoại của Thủ tướng Abe là không thành thật.
Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn hàng thứ hai và thứ ba trên thế giới cũng trở nên phức tạp vì những tuyên bố mới đây của một số viên chức Nhật Bản mà Bắc Kinh cho là phủ nhận quá khứ trong thời chiến của Tokyo.