Thượng viện Hoa Kỳ trong tuần này có phần chắc sẽ biểu quyết chấm dứt một chương trình kiểm tra gây tranh cãi đối với mặt hàng cá da trơn nhập khẩu, giúp tiết kiệm 14 triệu đô la ngân sách quốc gia và có thể ngăn chặn một cuộc chiến thương mại với Việt Nam.
Báo The Hill ngày 10/6 cho biết việc loại bỏ chương trình kiểm tra cá da trơn nhập khẩu dự kiến sẽ được cả lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ ủng hộ.
Thượng nghị sĩ John McCain là người đề nghị sửa đổi Đạo luật Nông trại 2008 của Mỹ, yêu cầu bãi bỏ các chương trình kiểm tra vừa kể. Ông McCain cùng các thượng nghị sĩ khác, trong đó có thượng nghị sĩ John Kerry, cho rằng chương trình này mang tính trùng lặp và có thể gây ra một cuộc tranh chấp thương mại với Việt Nam.
Theo Đạo luật Nông trại 2008, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ được yêu cầu thành lập một chương trình kiểm tra cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ, nhưng việc thực thi chương trình này lâu nay vẫn còn trì trệ. Thông thường Bộ Nông nghiệp Mỹ kiểm tra các mặt hàng như thịt, trứng. Mặt hàng cá để cho Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm tra.
Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính phải tốn 14 triệu đô la mỗi năm để tiến hành chương trình kiểm tra cá da trơn theo như đạo luật quy định. Một phúc trình mới hồi tháng rồi kêu gọi Quốc hội Mỹ hủy bỏ chương trình này vì cho rằng Cơ quan FDA có đủ thẩm quyền để kiểm tra cá nhập khẩu một cách thích hợp.
Những người ủng hộ chương trình kiểm tra nói rằng cá da trơn nhập khẩu có nguy cơ mang vi khuẩn salmonella mà chương trình kiểm tra của FDA không có cách xử lý hữu hiệu. Theo tổ chức mang tên Các nông gia nuôi trồng cá da trơn của Hoa Kỳ, do chỉ 2% cá nhập khẩu được FDA kiểm tra cho nên các mặt hàng cá da trơn đưa vào Mỹ có nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
Ngược lại, phe chống đối thì cho rằng nguyên nhân thực sự của chương trình kiểm tra là nhằm bảo vệ ngành công nghiệp cá da trơn Mỹ trước sự cạnh tranh của Việt Nam và Trung Quốc. Phe này nói không có bằng chứng rõ ràng về nguy cơ cá da trơn nhập khẩu có mang vi khuẩn salmonella và rằng theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, chương trình kiểm tra này có thể tạo ra một rào cản thương mại không công bằng. Và như vậy, WTO có thể cho phép Việt Nam có biện pháp trả đũa.
Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Max Baucus, đã khuyến cáo rằng Việt Nam có thể trả đũa đối với các sản phẩm thịt bò xuất khẩu của Mỹ.
Trong tuần này, Đạo luật Nông trại có thể có tới hàng chục sự sửa đổi và các cuộc tranh luận giữa các nhà lập pháp Hoa Kỳ về đạo luật có thể sẽ kéo dài suốt tháng này.
Nguồn: The Hill Newspaper, Bankruptingamerica.org, Agri-pulse.com
Báo The Hill ngày 10/6 cho biết việc loại bỏ chương trình kiểm tra cá da trơn nhập khẩu dự kiến sẽ được cả lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ ủng hộ.
Thượng nghị sĩ John McCain là người đề nghị sửa đổi Đạo luật Nông trại 2008 của Mỹ, yêu cầu bãi bỏ các chương trình kiểm tra vừa kể. Ông McCain cùng các thượng nghị sĩ khác, trong đó có thượng nghị sĩ John Kerry, cho rằng chương trình này mang tính trùng lặp và có thể gây ra một cuộc tranh chấp thương mại với Việt Nam.
Theo Đạo luật Nông trại 2008, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ được yêu cầu thành lập một chương trình kiểm tra cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ, nhưng việc thực thi chương trình này lâu nay vẫn còn trì trệ. Thông thường Bộ Nông nghiệp Mỹ kiểm tra các mặt hàng như thịt, trứng. Mặt hàng cá để cho Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm tra.
Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính phải tốn 14 triệu đô la mỗi năm để tiến hành chương trình kiểm tra cá da trơn theo như đạo luật quy định. Một phúc trình mới hồi tháng rồi kêu gọi Quốc hội Mỹ hủy bỏ chương trình này vì cho rằng Cơ quan FDA có đủ thẩm quyền để kiểm tra cá nhập khẩu một cách thích hợp.
Những người ủng hộ chương trình kiểm tra nói rằng cá da trơn nhập khẩu có nguy cơ mang vi khuẩn salmonella mà chương trình kiểm tra của FDA không có cách xử lý hữu hiệu. Theo tổ chức mang tên Các nông gia nuôi trồng cá da trơn của Hoa Kỳ, do chỉ 2% cá nhập khẩu được FDA kiểm tra cho nên các mặt hàng cá da trơn đưa vào Mỹ có nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
Ngược lại, phe chống đối thì cho rằng nguyên nhân thực sự của chương trình kiểm tra là nhằm bảo vệ ngành công nghiệp cá da trơn Mỹ trước sự cạnh tranh của Việt Nam và Trung Quốc. Phe này nói không có bằng chứng rõ ràng về nguy cơ cá da trơn nhập khẩu có mang vi khuẩn salmonella và rằng theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, chương trình kiểm tra này có thể tạo ra một rào cản thương mại không công bằng. Và như vậy, WTO có thể cho phép Việt Nam có biện pháp trả đũa.
Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Max Baucus, đã khuyến cáo rằng Việt Nam có thể trả đũa đối với các sản phẩm thịt bò xuất khẩu của Mỹ.
Trong tuần này, Đạo luật Nông trại có thể có tới hàng chục sự sửa đổi và các cuộc tranh luận giữa các nhà lập pháp Hoa Kỳ về đạo luật có thể sẽ kéo dài suốt tháng này.
Nguồn: The Hill Newspaper, Bankruptingamerica.org, Agri-pulse.com