Trong 10 thành phố lớn trên thế giới bị kẹt xe kinh khủng nhất, có 3 thành phố ở Ðông Nam Á. Thông tín viên Steve Herman của đài VOA đang ở thành phố đứng thứ tám trên danh sách, đó là Bangkok, cho biết các số liệu khảo sát mới đây cho thấy những người lái xe ở các thành phố trên thế giới mất trung bình một phần ba thời gian của cuốc xe vì nạn kẹt xe.
Những người lái xe tại các thành phố lớn ở Châu Á thường cố kiềm nén để không than vãn về tình trạng tắt nghẽn giao thông khủng khiếp nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu bạn không ở Jakarta và không phải nhìn vào những chiếc xe không nhúc nhích ở phía trước, thì tình hình có thể còn tồi tệ hơn nhiều.
Một nhà phân tích dùng dữ liệu của vệ tinh chỉ đường, do những người lái xe tại 78 thành phố trên thế giới cung cấp từ máy định vị TomTom, đã xếp thủ đô của Indonesia cao hơn Istanbul một chút về tổng số lần dừng và lăn bánh trở lại. Mexico City, Surabaya (cũng của Indonesia) và St. Petersburg của Nga đứng kế trên danh sách dài.
Đứng tiếp trong danh sách mười thành phố có Chỉ số dừng và lăn bánh Magnatec cao nhất – chỉ số do công ty sản xuất dầu nhớt Castrol của Anh tổng hợp – là: Moscow, Rome, Bangkok, Guadalajara và Buenos Aires.
Tại Trung Quốc, mức độ tắt nghẽn giao thông của thành phố Thượng Hải cao hơn của Bắc Kinh. Người lái xe ở Thượng Hải trung bình mất 33% thời gian ngồi chờ vì kẹt xe, so với khoảng hơn 27% một ít của người lái xe ở Bắc Kinh.
Tại Jakarta, Giám đốc Viện Chính sách Giao thông Vận tải và Phát triển, ông Yoga Adiwinarto, giải thích rằng vào giờ cao điểm ông gặp phải tình trạng giao thông tắt nghẽn thê thảm, còn dừng và lăn bánh trở lại thường xuyên thì kéo dài suốt ngày.
Ông Adiwinarto nói: "Một khi ra khỏi nhà, nếu bạn ở trung tâm thành phố, chắc chắn bạn rơi vào tình trạng kẹt xe ngay tức khắc. "
Tại Jakarta, thành phố có 24 triệu dân, chỉ có 13% dân số sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Đầu tư vào giao thông công cộng ở Jakarta bắt đầu từ năm 2004. Công trình xây dựng vẫn đang tiếp tục ở giai đoạn đầu cho một hệ thống xe điện ngầm, có tên dịch từ tiếng Anh ra là hệ thống đường sắt Vận chuyển nhanh với số lượng lớn. Phần lớn của dự án này do Nhật Bản tài trợ.
Ông Adiwinarto nói dự án này quá nhỏ và quá muộn.
Ông Adiwinarto cho biết: "Chúng tôi đã xuất phát muộn trong việc nhận biết kinh tế tăng trưởng, và dân số tăng cũng cần phải có có phương án đáp ứng. Và chúng tôi chỉ nhận ra những điều đó trong mấy năm qua."
Để giải quyết tình trạng tắt nghẽn giao thông, chính phủ đã bỏ chương trình trợ cấp xăng dầu, và cấm xe mô tô chạy trên các đường chính của thủ đô. Jakarta dự định năm tới sẽ áp dụng thu phí cầu đường bằng điện tử trên hai hành lang thường bị tắt nghẽn nặng nhất.
Ông Adiwinarto của Viện Chính sách về Giao thông Vận tải và Phát triển dự đoán rằng đến lúc đó việc đi về bằng xe mỗi ngày có thể nhanh hơn.
Ông Adiwinarto nói: "Cách đó sẽ khuyến khích người lái xe hơi riêng và người đi xe máy chuyển sang sử dụng các phương tiện công cộng trong vài năm nữa."
Cho đến lúc đó thì người lái xe đi về hàng ngày ở Jakarta mới có thể mơ đến những người cũng đi về như họ ở thành phố Tampere của Phần Lan và Rotterdam của Hà Lan – hai thành phố trong danh sách khảo sát ít bị kẹt xe nhất.