CAIRO —
Một tòa án Ai Cập đã để nghị án tử hình cho 683 người, trong đó có thủ lãnh phong trào Huynh đệ Hồi giáo Mohamed Badie. Ðây là vụ kết án tử hình tập thể lần thứ nhì có liên quan đến hậu quả tàn bạo của vụ lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi hồi năm ngoái. Một phiên toà khác hôm nay cũng quyết định cấm hoạt động một tổ chức thế tục đối lập về các tội trạng trong khuôn khổ một cuộc trấn áp liên tục nhắm vào những người chỉ trích chính phủ. Từ Cairo, thông tín viên VOA Elizabeth Arrott gửi về bài tường thuật sau đây.
Thân nhân bên ngoài tòa án tại Minya, phía nam Cairo, đã ngất xỉu khi nghe tin. Những người khác ồn ào lên án quyết định và phản đối trước sự vô tội của các bị can.
Ðề nghị của thẩm phán không mang tính chung quyết. Cũng trong ngày hôm nay, chính tòa án này đã cải án tử hình trong một vụ có liên quan, với 492 trong số 529 người nay phải đối mặt với án tù chung thân. 37 người bị giữ y án tử hình.
Cả hai vụ vừa kể đều có liên quan đến việc sát hại một cảnh sát viên trong các cuộc biểu tình vào bạo loạn năm ngoái tiếp theo vụ lật đổ nguyên Tổng thống Morsi của tổ chức Huynh Ðệ Hồi giáo.
Các tổ chức nhân quyền và các chính phủ Tây phương lên án cả hai phiên toà, các phiên xử vội vàng trong đó các luật sư bên bị nói họ không được phép trình bày lý lẽ.
Sau đây là nhận định của luật sư biện hộ Mohamed Abdel Wehab:
Phát biểu bên ngoài tòa án, ông Wehab nói quyền của bị can đã bị vi phạm, ông nêu ra rằng thông thường một vụ sát nhân phải mất từ 1 đến 2 năm, nhưng vụ này kết thúc ngay sau phiên xử đầu tiên.
Giới chỉ trích nói ngành tư pháp Ai Cập ngày càng bị đặt dưới sự chi phối của chính phủ được sự hậu thuẫn của quân đội và ứng cử viên Tổng thống là cựu bộ trưởng quốc phòng Abdel Fattah el-Sissi.
Nhà ngoại giao kỳ cựu kiêm phân tích gia chính trị Abdallah al Ashaal nói ông Sissi có thể theo đuổi một trong 2 con đường chống lại Huynh Ðệ Hồi giáo tiếp theo chiến thắng bầu cử được nhiều người trông đợi vào tháng tới.
“Hoặc ông ta sẽ đi đến chỗ xóa sổ Huynh đệ Hồi giáo, nhất là bởi vì quá nhiều đối tác đang phụ thuộc vào ông Sissi để làm điều ấy, bên trong hoặc bên ngoài Ai Cập. Hoặc là họ đang phóng đại sự kiện này để ông Sissi trở thành vị anh hùng, trong khi ông ta tấn công tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, nay ông ta lại ân xá cho tất cả mọi người.”
Khái niệm về một sự hòa giải có thể có trong tương lai giữa chính phủ và các đối thủ dường như ngày càng lu mờ hơn khi một tòa án khác hôm nay quyết định cấm hoạt động một tổ chức thế tục ủng hộ dân chủ.
Các cơ quan truyền thông nhà nước nói Phong trào 6 tháng 4, công cụ cho vụ nổi dậy năm 2011 đã lật đổ tổng thống lâu đời Hosni Mubarak, đã làm hoen ố hình ảnh quốc gia. Tòa ra lệnh đóng cửa trụ sở của nhóm và công bố các hoạt động của nhóm là bất hợp pháp. Một trong các thủ lãnh nhóm, ông Ahmed Maher, đã bị kết án 3 năm tù vì biểu tình không có giấy phép.
Nhà hoạt động tả khuynh Wael Khalil nói ông không tìn là tòa án có bằng chứng nào chống lại Phong trào 6 tháng 4, đã hoạt động hợp pháp và công khai nhiều năm.
“Ðó là một phán quyết mang tính chính trị và thật là điều đáng lo ngại khi bất cứ vị quan tòa nào cũng có thể đưa ra bất kỳ phán quyết nào mà ông ấy muốn bất chấp luật pháp. Phải chăng đây là một bản án theo toan tính và bắt nguồn từ chế độ? Tôi thực tình không biết được. Hệ thống pháp lý hiện hành đang hoạt động một cách rất khó mà đánh giá được là họ đang làm gì.”
Chính phủ Ai Cập đã bác bỏ chỉ trích về việc trấn áp các đối thủ, và lập luận rằng cần phải có các biện pháp gắt gao để bảo đảm sự ổn định.
Hàng trăm, và có thể là hàng ngàn người, trong đó có nhiều ủng hộ viên của ông Morsi, và cả các thành viên của lực lượng an ninh nữa, đã thiệt mạng kể từ khi ông Morsi bị lật đổ. Thêm hàng ngàn người nữa đang bị bỏ tù. Vị cựu tổng thống này còn đang bị đưa ra tòa trong nhiều vụ, và nếu bị kết tội, thì có thể phải chịu án tử hình.
Ngoại trưởng Ai Cập Nabil Fahmy đang đi thăm Hoa Kỳ trong cố gắng cải thiện bang giao đã bị căng thẳng vì tình hình rối loạn và chủ trương bài Mỹ ngày càng mạnh.
Thân nhân bên ngoài tòa án tại Minya, phía nam Cairo, đã ngất xỉu khi nghe tin. Những người khác ồn ào lên án quyết định và phản đối trước sự vô tội của các bị can.
Ðề nghị của thẩm phán không mang tính chung quyết. Cũng trong ngày hôm nay, chính tòa án này đã cải án tử hình trong một vụ có liên quan, với 492 trong số 529 người nay phải đối mặt với án tù chung thân. 37 người bị giữ y án tử hình.
Cả hai vụ vừa kể đều có liên quan đến việc sát hại một cảnh sát viên trong các cuộc biểu tình vào bạo loạn năm ngoái tiếp theo vụ lật đổ nguyên Tổng thống Morsi của tổ chức Huynh Ðệ Hồi giáo.
Các tổ chức nhân quyền và các chính phủ Tây phương lên án cả hai phiên toà, các phiên xử vội vàng trong đó các luật sư bên bị nói họ không được phép trình bày lý lẽ.
Sau đây là nhận định của luật sư biện hộ Mohamed Abdel Wehab:
Phát biểu bên ngoài tòa án, ông Wehab nói quyền của bị can đã bị vi phạm, ông nêu ra rằng thông thường một vụ sát nhân phải mất từ 1 đến 2 năm, nhưng vụ này kết thúc ngay sau phiên xử đầu tiên.
Giới chỉ trích nói ngành tư pháp Ai Cập ngày càng bị đặt dưới sự chi phối của chính phủ được sự hậu thuẫn của quân đội và ứng cử viên Tổng thống là cựu bộ trưởng quốc phòng Abdel Fattah el-Sissi.
Nhà ngoại giao kỳ cựu kiêm phân tích gia chính trị Abdallah al Ashaal nói ông Sissi có thể theo đuổi một trong 2 con đường chống lại Huynh Ðệ Hồi giáo tiếp theo chiến thắng bầu cử được nhiều người trông đợi vào tháng tới.
“Hoặc ông ta sẽ đi đến chỗ xóa sổ Huynh đệ Hồi giáo, nhất là bởi vì quá nhiều đối tác đang phụ thuộc vào ông Sissi để làm điều ấy, bên trong hoặc bên ngoài Ai Cập. Hoặc là họ đang phóng đại sự kiện này để ông Sissi trở thành vị anh hùng, trong khi ông ta tấn công tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, nay ông ta lại ân xá cho tất cả mọi người.”
Khái niệm về một sự hòa giải có thể có trong tương lai giữa chính phủ và các đối thủ dường như ngày càng lu mờ hơn khi một tòa án khác hôm nay quyết định cấm hoạt động một tổ chức thế tục ủng hộ dân chủ.
Các cơ quan truyền thông nhà nước nói Phong trào 6 tháng 4, công cụ cho vụ nổi dậy năm 2011 đã lật đổ tổng thống lâu đời Hosni Mubarak, đã làm hoen ố hình ảnh quốc gia. Tòa ra lệnh đóng cửa trụ sở của nhóm và công bố các hoạt động của nhóm là bất hợp pháp. Một trong các thủ lãnh nhóm, ông Ahmed Maher, đã bị kết án 3 năm tù vì biểu tình không có giấy phép.
Nhà hoạt động tả khuynh Wael Khalil nói ông không tìn là tòa án có bằng chứng nào chống lại Phong trào 6 tháng 4, đã hoạt động hợp pháp và công khai nhiều năm.
“Ðó là một phán quyết mang tính chính trị và thật là điều đáng lo ngại khi bất cứ vị quan tòa nào cũng có thể đưa ra bất kỳ phán quyết nào mà ông ấy muốn bất chấp luật pháp. Phải chăng đây là một bản án theo toan tính và bắt nguồn từ chế độ? Tôi thực tình không biết được. Hệ thống pháp lý hiện hành đang hoạt động một cách rất khó mà đánh giá được là họ đang làm gì.”
Chính phủ Ai Cập đã bác bỏ chỉ trích về việc trấn áp các đối thủ, và lập luận rằng cần phải có các biện pháp gắt gao để bảo đảm sự ổn định.
Hàng trăm, và có thể là hàng ngàn người, trong đó có nhiều ủng hộ viên của ông Morsi, và cả các thành viên của lực lượng an ninh nữa, đã thiệt mạng kể từ khi ông Morsi bị lật đổ. Thêm hàng ngàn người nữa đang bị bỏ tù. Vị cựu tổng thống này còn đang bị đưa ra tòa trong nhiều vụ, và nếu bị kết tội, thì có thể phải chịu án tử hình.
Ngoại trưởng Ai Cập Nabil Fahmy đang đi thăm Hoa Kỳ trong cố gắng cải thiện bang giao đã bị căng thẳng vì tình hình rối loạn và chủ trương bài Mỹ ngày càng mạnh.