Tòa án Tối cao Mỹ sẽ nghe tranh luận vào hôm nay khi bắt đầu một phiên mới, dự kiến sẽ bao gồm những phán quyết quan trọng về hôn nhân đồng tính, quyền bầu cử, cũng như như chính sách đảm bảo bình quyền.
Các thẩm phán đang bắt đầu với vụ cứu xét xem các công ty có thể bị kiện ở toà án Mỹ vì vi phạm nhân quyền ở các nước khác hay không.
Vụ liên quan đến 12 người Nigeria kiện công ty Dầu khí Hoàng gia Hà Lan.
Công ty này bị cáo buộc đồng lõa trong việc tra tấn, hành quyết cùng với các vi phạm khác khi còn hoạt động ở Nigeria dưới thời cựu lãnh đạo quân sự Sani Abacha.
Vụ kiện đã thu hút sự chú ý của quốc tế. Chính phủ Đức, Anh, Argentina, trưởng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bà Navi Pillay, các công ty năng lượng và các tổ chức vì quyền của nạn nhân đều đã đệ trình các bản tường trình dưới hình thức gọi là "thân hữu của tòa án."
Tuần sau, các thẩm phán sẽ nghe lập luận trong một vụ việc thách thức ưu tiên chủng tộc trong tuyển sinh đại học.
Vụ kiện có liên quan đến trường Đại học Texas, nơi một sinh viên da trắng cho biết cô đã không được trường này nhận học vì chính sách củ atrường cho phép dựa vào yếu tố chủng tộc để tuyển sinh.
Những chính sách đảm bảo bình quyền cho nhóm thiểu số như vậy được nhiều trường áp dụng để lựa chọn thành phần sinh viên đa dạng hơn. Nhưng những người phản đối nói rằng biện pháp này là không công bằng và không còn cần thiết để chống lại nạn phân biệt đối xử.
Phán quyết gần đây nhất của Tòa án Tối cao về vấn đề này là vào năm 2003. Khi đó tòa ủng hộ việc xem xét yếu tố chủng tộc trong tuyển sinh đại học.
Theo dự kiến, Tòa cũng sẽ xem xét những vụ kiện liên quan đến Đạo luật về quyền bầu cử năm 1965. Theo quy định của đạo luật này, các tiểu bang với lịch sử phân biệt chủng tộc và sắc tộc phải được chấp thuận mới được thay đổi luật bầu cử ở bang mình.
Trong một phán quyết năm 2009, các thẩm phán tỏ ra hoài nghi về việc liệu các quy định trong đạo luật này còn cần thiết hay không.
Những bang muốn bãi bỏ quy định trên đang tìm cách ban hành những cải cách bao gồm bộ luật nhận dạng cử tri mới.
Vấn đề quan trọng khác khác dự kiến sẽ được đưa ra tòa là hôn nhân đồng tính, đặc biệt là những thách thức Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân.
Theo đạo luật này cặp đồng tính bị cấm không được cùng những trợ cấp liên bang.
Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg nói rằng có nhiều phần chắc tòa án sẽ cứu xét vấn đề hôn nhân đồng tính vào khoảng cuối nhiệm kỳ.
Các thẩm phán đang bắt đầu với vụ cứu xét xem các công ty có thể bị kiện ở toà án Mỹ vì vi phạm nhân quyền ở các nước khác hay không.
Vụ liên quan đến 12 người Nigeria kiện công ty Dầu khí Hoàng gia Hà Lan.
Công ty này bị cáo buộc đồng lõa trong việc tra tấn, hành quyết cùng với các vi phạm khác khi còn hoạt động ở Nigeria dưới thời cựu lãnh đạo quân sự Sani Abacha.
Vụ kiện đã thu hút sự chú ý của quốc tế. Chính phủ Đức, Anh, Argentina, trưởng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bà Navi Pillay, các công ty năng lượng và các tổ chức vì quyền của nạn nhân đều đã đệ trình các bản tường trình dưới hình thức gọi là "thân hữu của tòa án."
Tuần sau, các thẩm phán sẽ nghe lập luận trong một vụ việc thách thức ưu tiên chủng tộc trong tuyển sinh đại học.
Vụ kiện có liên quan đến trường Đại học Texas, nơi một sinh viên da trắng cho biết cô đã không được trường này nhận học vì chính sách củ atrường cho phép dựa vào yếu tố chủng tộc để tuyển sinh.
Những chính sách đảm bảo bình quyền cho nhóm thiểu số như vậy được nhiều trường áp dụng để lựa chọn thành phần sinh viên đa dạng hơn. Nhưng những người phản đối nói rằng biện pháp này là không công bằng và không còn cần thiết để chống lại nạn phân biệt đối xử.
Phán quyết gần đây nhất của Tòa án Tối cao về vấn đề này là vào năm 2003. Khi đó tòa ủng hộ việc xem xét yếu tố chủng tộc trong tuyển sinh đại học.
Theo dự kiến, Tòa cũng sẽ xem xét những vụ kiện liên quan đến Đạo luật về quyền bầu cử năm 1965. Theo quy định của đạo luật này, các tiểu bang với lịch sử phân biệt chủng tộc và sắc tộc phải được chấp thuận mới được thay đổi luật bầu cử ở bang mình.
Trong một phán quyết năm 2009, các thẩm phán tỏ ra hoài nghi về việc liệu các quy định trong đạo luật này còn cần thiết hay không.
Những bang muốn bãi bỏ quy định trên đang tìm cách ban hành những cải cách bao gồm bộ luật nhận dạng cử tri mới.
Vấn đề quan trọng khác khác dự kiến sẽ được đưa ra tòa là hôn nhân đồng tính, đặc biệt là những thách thức Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân.
Theo đạo luật này cặp đồng tính bị cấm không được cùng những trợ cấp liên bang.
Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg nói rằng có nhiều phần chắc tòa án sẽ cứu xét vấn đề hôn nhân đồng tính vào khoảng cuối nhiệm kỳ.