Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã trao cho Tổng thống Donald Trump một trong những chiến thắng lớn nhất trong nhiệm quyền tổng thống của ông, duy trì lệnh cấm du hành của ông nhắm vào một số quốc gia với đa số dân theo Hồi giáo và bác bỏ lập luận rằng lệnh cấm là sự kì thị tôn giáo vi phạm hiến pháp.
Phán quyết 5-4, với năm thẩm phán có quan điểm bảo thủ của tòa án chiếm đa số, khép lại cuộc chiến khốc liệt tại các tòa án về việc liệu chính sách này có phải là một lệnh cấm người Hồi giáo phi pháp hay không, trong khi cũng xác nhận thẩm quyền rộng lớn của tổng thống về chính sách di trú và an ninh quốc gia.
Ông Trump nhanh chóng tuyên bố phán quyết là "minh chứng sâu sắc" cho sự đúng đắn của chính sách sau khi các tòa án thấp hơn ngăn chặn lệnh cấm du hành này được công bố vào tháng 9, cũng như hai phiên bản trước đó, trong những vụ kiện tụng do bang Hawaii và những bang khác đưa ra. Ông Trump đã gọi lệnh cấm du hành này là cần thiết để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công của những kẻ chủ chiến Hồi giáo cực đoan.
Phán quyết, bị lên án bởi các nhóm dân quyền và những người theo Đảng Dân chủ cũng như những người biểu tình bên ngoài tòa án, tiếp thêm sinh lực cho ông Trump giữa lúc ông đang vướng vào một tranh cãi về đối sách của ông đối với tình trạng di trú bất hợp pháp dọc theo biên giới Mỹ-Mexico. Tuần trước, ông Trump đã rút lại việc chia cắt con cái của những di dân khỏi cha mẹ của chúng khi các gia đình bị bắt giữ trong khi nhập cảnh Mỹ bất hợp pháp.
Tòa án phán quyết rằng các bên khởi kiện đã không chứng minh được lệnh cấm vi phạm luật di trú của Mỹ hoặc một điều khoản trong Tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ cấm chỉ chính phủ ưu ái một tôn giáo này so với một tôn giáo khác.
Trong những phát biểu tại Nhà Trắng, ông Trump ca ngợi một "chiến thắng vĩ đại cho người dân Mỹ và Hiến pháp của chúng ta."
"Chúng ta phải cứng rắn, và chúng ta phải an toàn, và chúng ta phải có an ninh. Ít nhất, chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta rà soát kĩ lưỡng những người vào nước," vị tổng thống Đảng Cộng hòa nói trong một thông cáo, nhắc tới "một thời đại khủng bố và các phong trào cực đoan toàn cầu rắp tâm gây tổn hại đến thường dân vô tội."
Lệnh cấm cấm hầu hết người dân từ Iran, Libya, Somalia, Syria và Yemen nhập cảnh Mỹ. Tòa án Tối cao đã cho phép nó phần lớn có hiệu lực vào tháng 12 năm ngoái trong khi thách thức pháp lý được xúc tiến.
Phán quyết khẳng định thẩm quyền rộng lớn của tổng thống trong việc quyết định ai được phép nhập cảnh Mỹ. Điều đó có nghĩa là lệnh cấm hiện thời có thể duy trì hiệu lực và ông Trump có thể bổ sung thêm nhiều nước nữa.
Các bên khởi kiện đã lập luận rằng lệnh cấm du hành này được thúc đẩy bởi sự thù ghét của ông Trump đối với người Hồi giáo và thúc giục các tòa án xét tới các phát biểu hằn học của ông trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016. Ông Trump khi còn là ứng cử viên đã kêu gọi "đình chỉ hoàn toàn và triệt để việc cho người Hồi giáo nhập cảnh Mỹ."
Trước đó các tòa án cấp thấp hơn đã ngăn chặn lệnh cấm du hành của ông được loan báo vào tháng 9, cũng như hai phiên bản trước đó, trong những vụ kiện tụng do bang Hawaii và những bang khác đệ trình.
Tòa án phán quyết rằng nguyên đơn đã không chứng minh được lệnh cấm vi phạm luật di trú của Mỹ hoặc một điều khoản trong Tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ cấm chỉ chính phủ ưu ái một tôn giáo này so với một tôn giáo khác.
Phán quyết khẳng định thẩm quyền rộng lớn của tổng thống trong việc quyết định ai được phép nhập cảnh Mỹ. Điều đó có nghĩa là lệnh cấm hiện thời có thể duy trì hiệu lực và ông Trump có thể bổ sung thêm nhiều nước nữa. Ông Trump nói chính sách này cần thiết để bảo vệ đất nước khỏi những vụ tấn công của những kẻ chủ chiến Hồi giáo.
Your browser doesn’t support HTML5