Tổng thống Vladimir Putin vượt qua được những cuộc biểu tình trên đường phố chưa từng có trước đây, thắng cuộc bầu cử Tổng thống, và trở lại Điên Kremlin vào tháng 5. Thông tín viên James Brooke nhìn vào những gì ông Putin làm trong 6 tháng đầu tiên để có thể nói về 6 năm sắp tới của Tổng thống Nga.
Vào tháng 5 vừa qua, những cuộc biểu tình giận dữ chào đón ông Putin trở lại điện Kremlin cho một nhiệm kỳ tổng thống 6 năm nữa.
Vào ngày nhậm chức, đoàn xe của ông Putin chạy qua các đường phố vắng vẻ của Moscow, thành phố lớn nhất châu Âu. Cảnh sát đã dọn sạch các đường phố và chính quyền cho mọi người ngày nghỉ cuối tuần đặc biệt.
Lãnh tụ đối lập Vladimir Ryzkhov nói ông Putin là một nhà lãnh đạo độc tài, cai trị trong
cô lập:
“Nếu nhìn vào 6 tháng qua của ông Putin, sau khi ông trở lại điện Kremlin, ông ngày càng bảo thủ, càng thân với giáo hội Chính thống, chống phương tây, và độc đoán.”
Các nghệ sĩ thuộc ban Pussy Riot đã bị xử vì tội phản đối ông Putin tại nhà thờ chính ở Moscow.
Với bản án tù hai năm dành cho những thành viên của ban này, Giáo hội Chính thống càng ủng hộ ông Putin hơn.
Những người theo chủ nghĩa Dân tộc vui mừng khi thấy Điện Kremlin cắt nhiều chương trình của Hoa Kỳ tại Nga và thấy những người Cossak tuần tra tại Moscow.
Luật lệ hạn chế các cuộc tụ tập và truy cập Internet được đảng cầm quyền vội vã nạp lên Viện Duma, vì những việc này được xem như là những mưu đồ lật đổ được nước ngoài bảo trợ.
Luật mới gọi những nhà hoạt động chính trị là “những nhân viên của nước ngoài” và gọi những hành vi chính trị và “phản quốc,” dù các hoạt động và hành vi này được xem là hợp pháp vào năm ngoái.
Cách đây 150 năm, khẩu hiệu ‘Chính thống, Chuyên chế, và Dân tộc’ là công thức Nga hoàng đã dùng để cai trị người Nga. Liệu khẩu hiệu này có thể thành công trong năm 2013 hay không?
Phát biểu tại cuộc họp báo thường niên ngày 20 tháng 12, Tổng thống Putin nói, trước tiên và trước nhất, người Nga muốn có luật pháp và trật tự:
“Tình trạng vô chính phủ trong những năm 1990 làm mất lòng tin vào dân chủ và kinh tế thị trường. Trật tự và kỷ luật không đi ngược lai dân chủ.”
Lãnh tụ đối lập Ryzkov nhìn việc này khác hẳn:
“Một phần lớn xã hội Nga vẫn còn là nửa Xô Viết, nửa Nga hoàng. Do đó cách nói của Putin là một ý niệm cổ xưa, muốn cai trị bằng một bàn tay mạnh mẽ, một quyền lực lớn lao, xem quốc gia đang bị bao quanh bằng những kẻ thù, và kẻ thù lớn nhất ở đây là tất cả mọi người Mỹ.”
Tuy vẫn nói đến dân chủ, vào tháng 12, Tổng thống Putin nhắc lại rằng chiến dịch cả năm nay của ông là để chống lại những nỗ lực của nước ngoài nhằm lật đổ chế độ của ông. Và viện Duma thông qua luật cấm nhiều tổ chức phi chính phủ Nga nhận tài trợ của nước ngoài. Ông Putin tuyên bố:
“Ảnh hưởng hay tiền bạc của nước ngoài vào chính trị Nga là không chấp nhận được. Sau một thế kỷ chiến tranh và cách mạng, người Nga muốn ổn định và có thể dự đoán được tương lai.”
Ông nói rằng người Nga muốn cải cách, chứ không muốn cách mạng:
“Những thay đổi trong hệ thống chính trị là tự nhiên và cần thiết. Tuy nhiên phá đổ thì không thể chấp nhận.”
Hiện nay Tổng thống Putin đang nỗ lực tháo gỡ một đòi hỏi chủ yếu của các người biểu tình, đó là chống tham nhũng.
Ông Bernard Sucher, một doanh nhân Mỹ, nghi ngờ về chiến dịch chống tham nhũng được quảng cáo ồn ào:
“Khi bạn bắt đầu các doanh nghiệp từ nhỏ đến trung bình bạn cũng gặp phải tất cả tệ quan liêu, thủ tục rườm rà. Rõ ràng muốn giải quyết tham nhũng, tối thiểu chúng ta phải tổ chức lại ở cấp cao.”
Dù sử dụng bất cứ chiến lược nào, mục tiêu của Tổng thống Putin không thay đổi: tiếp tục giữ chức vụ cho đến khi nhiệm kỳ chấm dứt vào năm 2018.
Vào tháng 5 vừa qua, những cuộc biểu tình giận dữ chào đón ông Putin trở lại điện Kremlin cho một nhiệm kỳ tổng thống 6 năm nữa.
Vào ngày nhậm chức, đoàn xe của ông Putin chạy qua các đường phố vắng vẻ của Moscow, thành phố lớn nhất châu Âu. Cảnh sát đã dọn sạch các đường phố và chính quyền cho mọi người ngày nghỉ cuối tuần đặc biệt.
Nếu nhìn vào 6 tháng qua của ông Putin, ông ngày càng bảo thủ, càng thân với giáo hội Chính thống, chống phương tây, và độc đoán
cô lập:
“Nếu nhìn vào 6 tháng qua của ông Putin, sau khi ông trở lại điện Kremlin, ông ngày càng bảo thủ, càng thân với giáo hội Chính thống, chống phương tây, và độc đoán.”
Các nghệ sĩ thuộc ban Pussy Riot đã bị xử vì tội phản đối ông Putin tại nhà thờ chính ở Moscow.
Với bản án tù hai năm dành cho những thành viên của ban này, Giáo hội Chính thống càng ủng hộ ông Putin hơn.
Những người theo chủ nghĩa Dân tộc vui mừng khi thấy Điện Kremlin cắt nhiều chương trình của Hoa Kỳ tại Nga và thấy những người Cossak tuần tra tại Moscow.
Luật lệ hạn chế các cuộc tụ tập và truy cập Internet được đảng cầm quyền vội vã nạp lên Viện Duma, vì những việc này được xem như là những mưu đồ lật đổ được nước ngoài bảo trợ.
Luật mới gọi những nhà hoạt động chính trị là “những nhân viên của nước ngoài” và gọi những hành vi chính trị và “phản quốc,” dù các hoạt động và hành vi này được xem là hợp pháp vào năm ngoái.
Cách đây 150 năm, khẩu hiệu ‘Chính thống, Chuyên chế, và Dân tộc’ là công thức Nga hoàng đã dùng để cai trị người Nga. Liệu khẩu hiệu này có thể thành công trong năm 2013 hay không?
Phát biểu tại cuộc họp báo thường niên ngày 20 tháng 12, Tổng thống Putin nói, trước tiên và trước nhất, người Nga muốn có luật pháp và trật tự:
“Tình trạng vô chính phủ trong những năm 1990 làm mất lòng tin vào dân chủ và kinh tế thị trường. Trật tự và kỷ luật không đi ngược lai dân chủ.”
Lãnh tụ đối lập Ryzkov nhìn việc này khác hẳn:
Một phần lớn xã hội Nga vẫn còn là nửa Xô Viết, nửa Nga hoàng
Tuy vẫn nói đến dân chủ, vào tháng 12, Tổng thống Putin nhắc lại rằng chiến dịch cả năm nay của ông là để chống lại những nỗ lực của nước ngoài nhằm lật đổ chế độ của ông. Và viện Duma thông qua luật cấm nhiều tổ chức phi chính phủ Nga nhận tài trợ của nước ngoài. Ông Putin tuyên bố:
“Ảnh hưởng hay tiền bạc của nước ngoài vào chính trị Nga là không chấp nhận được. Sau một thế kỷ chiến tranh và cách mạng, người Nga muốn ổn định và có thể dự đoán được tương lai.”
Ông nói rằng người Nga muốn cải cách, chứ không muốn cách mạng:
“Những thay đổi trong hệ thống chính trị là tự nhiên và cần thiết. Tuy nhiên phá đổ thì không thể chấp nhận.”
Hiện nay Tổng thống Putin đang nỗ lực tháo gỡ một đòi hỏi chủ yếu của các người biểu tình, đó là chống tham nhũng.
Ông Bernard Sucher, một doanh nhân Mỹ, nghi ngờ về chiến dịch chống tham nhũng được quảng cáo ồn ào:
“Khi bạn bắt đầu các doanh nghiệp từ nhỏ đến trung bình bạn cũng gặp phải tất cả tệ quan liêu, thủ tục rườm rà. Rõ ràng muốn giải quyết tham nhũng, tối thiểu chúng ta phải tổ chức lại ở cấp cao.”
Dù sử dụng bất cứ chiến lược nào, mục tiêu của Tổng thống Putin không thay đổi: tiếp tục giữ chức vụ cho đến khi nhiệm kỳ chấm dứt vào năm 2018.