DAKAR —
Tại Senegal, trạm dừng đầu tiên trong chuyến công du 3 quốc gia Phi châu nhằm bầy tỏ sự tái cam kết với châu lục này, Tổng thống Barack Obama ca ngợi tiến bộ dân chủ mà các quốc gia Phi châu đã đạt được. Ông cũng nói đến cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.
Tổng thống Obama và đệ nhất phu nhân Michelle được Tổng thống Macky Sall của Senegal đón tiếp tại dinh tồng thống.
Ðoàn xe của ông Obama đã chạy qua các đường phố với hàng ngàn người đứng xếp hàng tay cầm các biểu ngữ hoan nghênh vị tổng thống Hoa Kỳ người Mỹ gốc Phi châu đầu tiên trở lại châu lục, có nội dung là: “Phải, chúng ta có thể làm được - Tổng thống Obama và Macky Sall.”
Một trong các mục tiêu của Tổng thống Obama là thừa nhận tiến bộ dân chủ tại quốc gia nhỏ bé với khối dân đa số theo Hồi giáo, cũng như tại tất cả các nước khác ở châu Phi.
Ông gọi Senegal là một gương sáng.
Ông Obama nói: “Senegal là một trong các nền dân chủ ổn định nhất châu Phi và một trong các đối tác vững mạnh nhất mà chúng ta có trong khu vực. Senegal đang đi theo đúng hướng, với những cải cách tăng cường các cơ chế dân chủ và trong khi người dân Phi châu ở khắp lục địa này đứng lên đòi các chính phủ phải có trách nhiệm, và phục vụ dân chúng, tôi tin rằng Senegal có thể là một tấm gương chói lọi.”
Ông Obama nói thế giới thường hay bỏ qua “tiến bộ phi thường” mà châu Phi đang đạt được nhằm cải thiện chính quyền dân chủ và đem lại sức mạnh cho nhân dân. Ông cũng nhắc đến Sierra Leone, Liberia, Côte d’Ivoire, Niger và Ghana.
Trong những nhận định được phiên dịch, Tổng thống Sall ca ngợi ông Obama về quyết tâm đem lại một sức sống mới cho bang giao giữa Hoa Kỳ và châu Phi.
Tổng thống Sall nói: “Chúng ta có một cơ hội lịch sử ở đây để mở ra các triển vọng mới cho mối bang giao của chúng ta trên cơ sở bù đắp cho nhau, bằng cách dành những cơ hội lớn hơn cho giới trẻ của chúng ta và bằng cách kích thích thương mại và đầu tư vì sự thịnh vượng chung.”
Trả lời câu hỏi của một ký giả Hoa Kỳ, Tổng thống Sall nói Senegal là một nước bao dung những vẫn chưa sẵn sàng coi đồng tính luyến ái là không phạm tội. Ông nói không có sự phân biệt đối xử với người đồng tính.
Tổng thống Obama nói vấn đề đó không được đưa ra trong các cuộc hội đàm, nhưng nói ông tin tưởng vào sự đối xử bình đẳng cho tất cả mọi người theo đúng luật pháp.
Ông Obama nói: “Quan điểm cơ bản của tôi là, bất kể chủng tộc, bất kể tôn giáo, bất kể giới tính, khi bàn tới cách thức luật pháp đối xử với ta, nhà nước đối xử với ta, quyền lợi và nghĩa vụ theo đúng luật pháp, thì mọi người phải được đối xử một cách bình đẳng.”
Sau đó, ông Obama đến Tối cao Pháp viện Senegal, nơi ông phát biểu với các nhà lãnh đạo hệ thống tư pháp từ khắp vùng Tây Phi về tầm quan trọng của pháp trị.
Ông cũng bình luận về cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, hiện đang ở trong tình trạng nguy kịch tại một bệnh viện.
Ông nói rằng ông nhớ tới và cầu nguyện cho ông Mandela và gia đình, ông Obama tuyến bố cuộc đời của ông Mandela là một tấm gương cho thế giới.
“Tôi nghĩ ông là một vị anh hùng của thế giới, và nếu và khi nào ông rời bỏ nơi này, một điều tôi nghĩ và tất cả chúng ta đều biết là di sản ông để lại sẽ còn lưu truyền qua nhiều thời đại.”
Phần còn lại trong lịch trình làm việc ngày thứ năm của Tổng thống Obama gồm một chuyến thăm cùng với gia đình đến đảo Goree, nơi toạ lạc của một viện bảo tàng lịch sử công cuộc mua bán nô lệ Tây Phi.
Chuyến thăm của ông đến đó cùng với các nhà lãnh đạo xã hội dân sự phản ánh một mục tiêu chính yếu khác là nhấn mạnh đên tầm quan trọng của việc đem lại sức mạnh cho các công dân để đóng một vai trò trong các chính phủ của họ và vận động đòi trách nhiệm nơi các nhà lãnh đạo.
Các cô con gái của ông Obama là Malia và Sasha đi cùng với tổng thống và phu nhân. Bà Michelle Obama đã đi thăm riên một trường dành cho nữ học sinh ở Dahar mang tên của nhà lãnh đạo tranh đấu cho dân quyền người Mỹ gốc Phi châu là Tiến sĩ Martin Luther King Jr.
Tổng thống Obama và đệ nhất phu nhân Michelle được Tổng thống Macky Sall của Senegal đón tiếp tại dinh tồng thống.
Ðoàn xe của ông Obama đã chạy qua các đường phố với hàng ngàn người đứng xếp hàng tay cầm các biểu ngữ hoan nghênh vị tổng thống Hoa Kỳ người Mỹ gốc Phi châu đầu tiên trở lại châu lục, có nội dung là: “Phải, chúng ta có thể làm được - Tổng thống Obama và Macky Sall.”
Một trong các mục tiêu của Tổng thống Obama là thừa nhận tiến bộ dân chủ tại quốc gia nhỏ bé với khối dân đa số theo Hồi giáo, cũng như tại tất cả các nước khác ở châu Phi.
Ông gọi Senegal là một gương sáng.
Ông Obama nói: “Senegal là một trong các nền dân chủ ổn định nhất châu Phi và một trong các đối tác vững mạnh nhất mà chúng ta có trong khu vực. Senegal đang đi theo đúng hướng, với những cải cách tăng cường các cơ chế dân chủ và trong khi người dân Phi châu ở khắp lục địa này đứng lên đòi các chính phủ phải có trách nhiệm, và phục vụ dân chúng, tôi tin rằng Senegal có thể là một tấm gương chói lọi.”
Ông Obama nói thế giới thường hay bỏ qua “tiến bộ phi thường” mà châu Phi đang đạt được nhằm cải thiện chính quyền dân chủ và đem lại sức mạnh cho nhân dân. Ông cũng nhắc đến Sierra Leone, Liberia, Côte d’Ivoire, Niger và Ghana.
Trong những nhận định được phiên dịch, Tổng thống Sall ca ngợi ông Obama về quyết tâm đem lại một sức sống mới cho bang giao giữa Hoa Kỳ và châu Phi.
Tổng thống Sall nói: “Chúng ta có một cơ hội lịch sử ở đây để mở ra các triển vọng mới cho mối bang giao của chúng ta trên cơ sở bù đắp cho nhau, bằng cách dành những cơ hội lớn hơn cho giới trẻ của chúng ta và bằng cách kích thích thương mại và đầu tư vì sự thịnh vượng chung.”
Trả lời câu hỏi của một ký giả Hoa Kỳ, Tổng thống Sall nói Senegal là một nước bao dung những vẫn chưa sẵn sàng coi đồng tính luyến ái là không phạm tội. Ông nói không có sự phân biệt đối xử với người đồng tính.
Tổng thống Obama nói vấn đề đó không được đưa ra trong các cuộc hội đàm, nhưng nói ông tin tưởng vào sự đối xử bình đẳng cho tất cả mọi người theo đúng luật pháp.
Ông Obama nói: “Quan điểm cơ bản của tôi là, bất kể chủng tộc, bất kể tôn giáo, bất kể giới tính, khi bàn tới cách thức luật pháp đối xử với ta, nhà nước đối xử với ta, quyền lợi và nghĩa vụ theo đúng luật pháp, thì mọi người phải được đối xử một cách bình đẳng.”
Sau đó, ông Obama đến Tối cao Pháp viện Senegal, nơi ông phát biểu với các nhà lãnh đạo hệ thống tư pháp từ khắp vùng Tây Phi về tầm quan trọng của pháp trị.
Ông cũng bình luận về cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, hiện đang ở trong tình trạng nguy kịch tại một bệnh viện.
Ông nói rằng ông nhớ tới và cầu nguyện cho ông Mandela và gia đình, ông Obama tuyến bố cuộc đời của ông Mandela là một tấm gương cho thế giới.
“Tôi nghĩ ông là một vị anh hùng của thế giới, và nếu và khi nào ông rời bỏ nơi này, một điều tôi nghĩ và tất cả chúng ta đều biết là di sản ông để lại sẽ còn lưu truyền qua nhiều thời đại.”
Phần còn lại trong lịch trình làm việc ngày thứ năm của Tổng thống Obama gồm một chuyến thăm cùng với gia đình đến đảo Goree, nơi toạ lạc của một viện bảo tàng lịch sử công cuộc mua bán nô lệ Tây Phi.
Chuyến thăm của ông đến đó cùng với các nhà lãnh đạo xã hội dân sự phản ánh một mục tiêu chính yếu khác là nhấn mạnh đên tầm quan trọng của việc đem lại sức mạnh cho các công dân để đóng một vai trò trong các chính phủ của họ và vận động đòi trách nhiệm nơi các nhà lãnh đạo.
Các cô con gái của ông Obama là Malia và Sasha đi cùng với tổng thống và phu nhân. Bà Michelle Obama đã đi thăm riên một trường dành cho nữ học sinh ở Dahar mang tên của nhà lãnh đạo tranh đấu cho dân quyền người Mỹ gốc Phi châu là Tiến sĩ Martin Luther King Jr.