Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đến Mexico để họp với các nhà lãnh đạo của những nước có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Từ thành phố du lịch Los Cabos, thông tín viên Kent Klein của đài VOA tường thuật rằng mối quan tâm của các nhà lãnh đạo G-20 về vụ khủng hoảng kinh tế ở Âu Châu đã giảm bớt đôi chút nhờ kết quả cuộc bầu cử ở Hy Lạp hôm Chủ nhật.
Phát ngôn viên của Tổng thống Obama đã đưa ra một thông cáo hồi tối chủ nhật để chúc mừng người dân Hy Lạp đã bỏ phiếu để lưu nhiệm một đảng hậu thuẫn cho kế hoạch của các nước khác ở Âu Châu nhằm cứu nguy nền kinh tế Hy Lạp.
Chiến thắng của phe đối lập có thể đưa tới chỗ Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro, một việc mà ông Obama và các nhà lãnh đạo khác trên thế giới đã cảnh báo là có thể làm cho vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơn.
Mặc dù vậy, vấn đề nợ nần và những khó khăn của khu vực ngân hàng ở Âu Châu vẫn tiếp tục đe dọa tới sự phát triển của nền kinh tế thế giới, và điều này có phần chắc sẽ là đề tài chính của hộïi nghị G-20 khai mạc ngày hôm nay ở thành phố du lịch ven biển của Mexico.
Ông Mike Froman, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đặc trách Kinh tế Quốc tế, giải thích lý do tạo sao hộïi nghị thượng đỉnh này sẽ chú tâm tới vấn đề Âu Châu.
Ông Froman cho biết: "Âu Châu là mối rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế toàn cầu vào thời điểm này. Âu Châu là đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ và là một bộ phận then chốt của hệ thống tài chánh toàn cầu. Và vì vậy, Âu Châu rất quan trọng đối với Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới trong lúc họ tìm cách giải quyết các vấn đề của mình."
Những khó khăn tài chánh của Âu Châu là một yếu tố gây trở ngại cho sự phục hồi kinh tế của Mỹ, và vì thế, nó có thể ảnh hưởng tới triển vọng tái đắc cử của Tổng thống Obama.
Ông Mike Froman nói rằng Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo G-20 muốn biết thêm về các kế hoạch của Âu Châu.
Ông Froman nói: "Tại Los Cabos, khối G20 muốn được nghe các nhà lãnh đạo Âu Châu nói thêm về những tiến bộ của các nỗ lực của họ nhằm ổn định hệ thống ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng, và muốn biết tầm nhìn của họ là gì khi họ thực hiện nỗ lực tiến tới sự nối kết về tài khóa và tài chánh."
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ Timothy Geithner phát biểu tại một cuộc hội thảo của Hội đồng Đối ngoại rằng ông và các giới chức khác của Tòa Bạch Ốc tin rằng Âu Châu sẽ tìm được một giải pháp.
Bộ trưởng Geithner nói như sau: "Tôi tin là họ đã xem xét việc này rất kỹ lưỡng và họ đã quyết định rằng việc duy trì khối euro là phù hợp với quyền lợi của họ. Và họ đã nói với chúng tôi trong chỗ riêng tư là sẽ làm mọi việc cần thiết để duy trì liên minh này."
Ngoài các cuộc họp chung bàn về vấn đề Âu Châu và các vấn đề kinh tế khác, tổng thống Obama sẽ có các cuộc họp tay đôi với một số các nhà lãnh đạo thế giới.
Theo lịch trình, sáng nay nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên kể từ khi ông Putin quay lại giữ chức tổng thống.
Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, nói rằng ông Obama sẽ thúc giục ông Putin giảm thiểu sự ủng hộ dành cho chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria. Ông Rhodes thừa nhận rằng Hoa Kỳ và Nga có ý kiến bất đồng về vấn đề Syria, nhưng ông cho biết thêm như sau.
Ông Rhodes nói: "Tuy nhiên, chúng tôi đã làm việc chung với nhau để xem liệu chúng tôi có thể có một lập trường chung với cộng đồng quốc tế nhằm hỗ trợ cho một sự chuyển tiếp chính trị bên trong Syria hay không. Hiển nhiên là Hoa Kỳ tin rằng một phần của sự chuyển tiếp đó là Tổng thống Assad cần phải rời bỏ chức vụ."
Mặc dù vậy, ông Rhodes cũng cho biết Tổng thống Obama rất cảm kích sự giúp đỡ của Nga về các vấn đề liên quan tới Afghanistan và Iran.
Cuộc họp đầu tiên của Tổng thống Obama trong ngày hôm nay là với ông Felipe Calderon, tổng thống của nước chủ nhà Mexico. Đảng của ông Calderon dự kiến sẽ bị đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 1 tháng 7 tới đây.
Theo dự liệu, hai nhà lãnh đạo này sẽ thảo luận về tiến bộ mà họ đã đạt được trong lãnh vực an ninh và các vấn đề khác trong 3 năm qua.
Phát ngôn viên của Tổng thống Obama đã đưa ra một thông cáo hồi tối chủ nhật để chúc mừng người dân Hy Lạp đã bỏ phiếu để lưu nhiệm một đảng hậu thuẫn cho kế hoạch của các nước khác ở Âu Châu nhằm cứu nguy nền kinh tế Hy Lạp.
Chiến thắng của phe đối lập có thể đưa tới chỗ Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro, một việc mà ông Obama và các nhà lãnh đạo khác trên thế giới đã cảnh báo là có thể làm cho vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơn.
Mặc dù vậy, vấn đề nợ nần và những khó khăn của khu vực ngân hàng ở Âu Châu vẫn tiếp tục đe dọa tới sự phát triển của nền kinh tế thế giới, và điều này có phần chắc sẽ là đề tài chính của hộïi nghị G-20 khai mạc ngày hôm nay ở thành phố du lịch ven biển của Mexico.
Ông Mike Froman, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đặc trách Kinh tế Quốc tế, giải thích lý do tạo sao hộïi nghị thượng đỉnh này sẽ chú tâm tới vấn đề Âu Châu.
Ông Froman cho biết: "Âu Châu là mối rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế toàn cầu vào thời điểm này. Âu Châu là đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ và là một bộ phận then chốt của hệ thống tài chánh toàn cầu. Và vì vậy, Âu Châu rất quan trọng đối với Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới trong lúc họ tìm cách giải quyết các vấn đề của mình."
Những khó khăn tài chánh của Âu Châu là một yếu tố gây trở ngại cho sự phục hồi kinh tế của Mỹ, và vì thế, nó có thể ảnh hưởng tới triển vọng tái đắc cử của Tổng thống Obama.
Ông Mike Froman nói rằng Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo G-20 muốn biết thêm về các kế hoạch của Âu Châu.
Ông Froman nói: "Tại Los Cabos, khối G20 muốn được nghe các nhà lãnh đạo Âu Châu nói thêm về những tiến bộ của các nỗ lực của họ nhằm ổn định hệ thống ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng, và muốn biết tầm nhìn của họ là gì khi họ thực hiện nỗ lực tiến tới sự nối kết về tài khóa và tài chánh."
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ Timothy Geithner phát biểu tại một cuộc hội thảo của Hội đồng Đối ngoại rằng ông và các giới chức khác của Tòa Bạch Ốc tin rằng Âu Châu sẽ tìm được một giải pháp.
Bộ trưởng Geithner nói như sau: "Tôi tin là họ đã xem xét việc này rất kỹ lưỡng và họ đã quyết định rằng việc duy trì khối euro là phù hợp với quyền lợi của họ. Và họ đã nói với chúng tôi trong chỗ riêng tư là sẽ làm mọi việc cần thiết để duy trì liên minh này."
Ngoài các cuộc họp chung bàn về vấn đề Âu Châu và các vấn đề kinh tế khác, tổng thống Obama sẽ có các cuộc họp tay đôi với một số các nhà lãnh đạo thế giới.
Theo lịch trình, sáng nay nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên kể từ khi ông Putin quay lại giữ chức tổng thống.
Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, nói rằng ông Obama sẽ thúc giục ông Putin giảm thiểu sự ủng hộ dành cho chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria. Ông Rhodes thừa nhận rằng Hoa Kỳ và Nga có ý kiến bất đồng về vấn đề Syria, nhưng ông cho biết thêm như sau.
Ông Rhodes nói: "Tuy nhiên, chúng tôi đã làm việc chung với nhau để xem liệu chúng tôi có thể có một lập trường chung với cộng đồng quốc tế nhằm hỗ trợ cho một sự chuyển tiếp chính trị bên trong Syria hay không. Hiển nhiên là Hoa Kỳ tin rằng một phần của sự chuyển tiếp đó là Tổng thống Assad cần phải rời bỏ chức vụ."
Mặc dù vậy, ông Rhodes cũng cho biết Tổng thống Obama rất cảm kích sự giúp đỡ của Nga về các vấn đề liên quan tới Afghanistan và Iran.
Cuộc họp đầu tiên của Tổng thống Obama trong ngày hôm nay là với ông Felipe Calderon, tổng thống của nước chủ nhà Mexico. Đảng của ông Calderon dự kiến sẽ bị đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 1 tháng 7 tới đây.
Theo dự liệu, hai nhà lãnh đạo này sẽ thảo luận về tiến bộ mà họ đã đạt được trong lãnh vực an ninh và các vấn đề khác trong 3 năm qua.