CAPE TOWN, SOUTH AFRICA —
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phác họa một mô hình mới về giao tiếp của Hoa Kỳ với châu Phi, gồm sự hỗ trợ về cơ hội kinh tế và dân chủ nhiều hơn, cùng với những giải pháp dẫn đến an ninh do Phi châu dẫn đầu, trong bài diễn văn chính tại Cape Town, Nam Phi, trong chuyến công du 3 nước châu Phi.
Tại Đại học Cape Town, Tổng thống Obama đã đọc bài diễn văn, giới thiệu một hình ảnh bao hàm các mục tiêu của chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Phi, trong đó bao gồm viện trợ, thương mại và đầu tư, y tế, và hợp tác an ninh.
Bài diễn văn được lồng trong di sản, mà Tổng thống Obama nói rằng cựu Tổng thống Nelson Mandela đã để lại cho lục địa này.
Trước đó ông và gia đình đã đi thăm đảo Robben, nơi ông Mandela đã trải qua gần 20 năm trong 27 năm ông bị tù, dưới chế độ apartheid trước đây. Nhà lãnh đạo Mỹ nói:
“Ông Nelson Mandela đã chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng lòng dũng cảm của một con người có thể lay chuyển thế giới và ông kêu gọi chúng ta hãy lựa chọn mà không phản ánh từ những nổi sự lo sợ mà phản ánh những niềm hy vọng, trong cuộc sống của chính chúng ta của các cộng đồng của chúng ta và của đất nước chúng ta.”
Tổng thống Obama nói rằng Hoa Kỳ sẽ nhập cuộc trong một lục địa mà ông mô tả là trong tư thế cất cánh, với thương mại và đầu tư mới và những bước để hạ các rào cản thương mại.
Ông đã nói đến sáng kiến về an ninh lương thực của ông nhằm giúp đưa 50 triệu người khỏi tình trạng nghèo khó trong vòng 10 năm. Và ông loan báo sáng kiến “Điện cho châu Phi” nhằm tăng gấp đôi nguồn điện cho vùng Hạ Sa mạc Sahara của châu Phi với đầu tư khởi đầu là 7 tỉ đôla.
Tổng thống Obama nói rằng ông sẽ tiếp tục tìm kiếm ý tưởng từ giới trẻ châu Phi về tương lai của lục địa của họ. Ông loan báo kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Washington hội tụ các nhà lãnh đạo vùng hạ sa mạc Sahara. Ông nói:
“Tôi thật vinh hạnh loan báo rằng vào năm tới tôi sẽ mời các vị nguyên thủ quốc gia trong khắp vùng Hạ Sa mạc Sahara đến dự hội nghị thượng đỉnh ở Hoa Kỳ nhằm giúp phát động một chương mới trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Phi.”
Tổng thống đã nói đến một “sự chuyển đổi lịch sử” ở châu Phi từ nghèo khó đến một giai cấp trung lưu ngày càng gia tăng với ít người chết vì bệnh có thể ngăn ngừa được, tuy vậy vẫn còn bị đe dọa bởi “sự mục nát của tham nhũng” và xung đột. Tổng thống nói:
“Sự chuyển đổi không đủ nhanh đối với đứa trẻ vẫn còn mòn mõi trong cảnh nghèo khó trong các nơi bị quên lãng. Sự chuyển đổi không đủ nhanh đối với người biểu tình phản đối bị đánh đập ở Harare, hay đối với người phụ nữ bị cưỡng bức ở Đông Congo. Chúng ta có nhiều việc hơn phải làm vì không thể bỏ những người châu Phi này lại phía sau.”
Ông Obama gọi Nam Phi là một thí dụ điển hình về sự khác biệt giữa tự do và chuyên chế, và ông nói rằng các chính phủ nên “tồn tại để phục vụ cho nhân dân của họ chứ không phải làm ngược lại.”
Nêu lên các cuộc bầu cử tự do và sự phát triển của xã hội dân sự từ Ghana đến Zambia, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng các chính phủ tôn trọng quyền của các công dân của họ và tuân thủ pháp quyền hoạt động hữu hiệu hơn và thu hút nhiều đầu tư hơn.
Tại Zimbabwe, Tổng thống Obama nói chỉ có một cuộc bầu cử khả tín mới có thể giúp hồi phục nền kinh tế nước này:
“Có một cơ hội để thăng tiến, nhưng chỉ khi nào có bầu cử tự do, công bằng và ôn hòa để người dân Zimbabwe có thể định đoạt tương lai của họ mà không sợ bị đe dọa và trả thù. Và sau bầu cử phải có sự tôn trọng các quyền phổ quát mà nền dân chủ phụ thuộc vào.”
Tổng thống Obama nói rằng Hoa Kỳ muốn đầu tư không phải vào “những con người mạnh thế mà vào những định chế mạnh mẽ” và hỗ trợ cho những chính phủ có trách nhiệm và cởi mở, có tư pháp độc lập, và các xã hội trao quyền cho phụ nữ. Ông nói:
“Không có quốc gia nào đạt được tiềm năng của mình trừ phi thu hút được các tài năng từ các bà mẹ, các chị, em, và con gái của chúng ta.”
Tổng thống Obama nói rằng cơ hội và dân chủ không thể chớm rể chừng nào mà sự sợ hải còn thắng thế ở quá nhiều nơi, và ông nêu lên các cuộc xung đột ở Mali, Somalia, Congo, và Sudan.
Ông nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ các giải pháp do châu Phi dẫn đầu, và nêu lên sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp châu Phi ở Somalia và các nỗ lực chống lại Đạo quân Kháng chiến của Thượng đế ở trung Phi. Ông nói:
“Từ Mali đến Mogadishu, hoạt động khủng bố vô nghĩa thông thường diễn dịch sai ý nghĩa của Hồi giáo, một trong những tôn giáo vĩ đại trên thế giới và giết vô số người dân châu Phi vô tội. Từ Congo đến Sudan, các cuộc xung đột cướp đi cuộc sống của những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em mà họ đáng được hưởng. Ở quá nhiều quốc gia, hành động của những kẻ côn đồ, các viên chỉ huy quân sự, các tổ chức buôn bán ma túy và buôn người, đã làm ngăn trở triển vọng của châu Phi và biến người khác thành nô lệ cho các mục tiêu của họ.”
Ông nói rằng Hoa Kỳ không biện giải vì đã hỗ trợ cho các nỗ lực của châu Phi chấm dứt xung đột và đứng lên trong phẩm cách con người.
Trước đó, tổng thống Obama đã cùng với đức Tổng giám mục Desmond Tutu đến trung tâm thanh thiếu niên được đặt tên ông vì các nỗ lực bài trừ AIDS. Đức Tổng giám mục Tutu nói:
“Thành công của ông là thành công của chúng tôi. Thất bại của ông dù ông thích hay không là thất bại của chúng tôi. Và vì vậy chúng tôi chắc chắn sẽ cầu nguyện cho ông đạt được thành công to lớn. Chúng tôi muốn ông được biết đến như người đã mang hòa bình đến cho thế giới.”
Hôm thứ Hai, Tổng thống Obama và gia đình lên đường đi Tanzania, chặng cuối của ông trong chuyến công du 3 nước châu Phi.
Tại Đại học Cape Town, Tổng thống Obama đã đọc bài diễn văn, giới thiệu một hình ảnh bao hàm các mục tiêu của chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Phi, trong đó bao gồm viện trợ, thương mại và đầu tư, y tế, và hợp tác an ninh.
Bài diễn văn được lồng trong di sản, mà Tổng thống Obama nói rằng cựu Tổng thống Nelson Mandela đã để lại cho lục địa này.
Trước đó ông và gia đình đã đi thăm đảo Robben, nơi ông Mandela đã trải qua gần 20 năm trong 27 năm ông bị tù, dưới chế độ apartheid trước đây. Nhà lãnh đạo Mỹ nói:
“Ông Nelson Mandela đã chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng lòng dũng cảm của một con người có thể lay chuyển thế giới và ông kêu gọi chúng ta hãy lựa chọn mà không phản ánh từ những nổi sự lo sợ mà phản ánh những niềm hy vọng, trong cuộc sống của chính chúng ta của các cộng đồng của chúng ta và của đất nước chúng ta.”
Tổng thống Obama nói rằng Hoa Kỳ sẽ nhập cuộc trong một lục địa mà ông mô tả là trong tư thế cất cánh, với thương mại và đầu tư mới và những bước để hạ các rào cản thương mại.
Ông đã nói đến sáng kiến về an ninh lương thực của ông nhằm giúp đưa 50 triệu người khỏi tình trạng nghèo khó trong vòng 10 năm. Và ông loan báo sáng kiến “Điện cho châu Phi” nhằm tăng gấp đôi nguồn điện cho vùng Hạ Sa mạc Sahara của châu Phi với đầu tư khởi đầu là 7 tỉ đôla.
Tổng thống Obama nói rằng ông sẽ tiếp tục tìm kiếm ý tưởng từ giới trẻ châu Phi về tương lai của lục địa của họ. Ông loan báo kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Washington hội tụ các nhà lãnh đạo vùng hạ sa mạc Sahara. Ông nói:
“Tôi thật vinh hạnh loan báo rằng vào năm tới tôi sẽ mời các vị nguyên thủ quốc gia trong khắp vùng Hạ Sa mạc Sahara đến dự hội nghị thượng đỉnh ở Hoa Kỳ nhằm giúp phát động một chương mới trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Phi.”
Tổng thống đã nói đến một “sự chuyển đổi lịch sử” ở châu Phi từ nghèo khó đến một giai cấp trung lưu ngày càng gia tăng với ít người chết vì bệnh có thể ngăn ngừa được, tuy vậy vẫn còn bị đe dọa bởi “sự mục nát của tham nhũng” và xung đột. Tổng thống nói:
“Sự chuyển đổi không đủ nhanh đối với đứa trẻ vẫn còn mòn mõi trong cảnh nghèo khó trong các nơi bị quên lãng. Sự chuyển đổi không đủ nhanh đối với người biểu tình phản đối bị đánh đập ở Harare, hay đối với người phụ nữ bị cưỡng bức ở Đông Congo. Chúng ta có nhiều việc hơn phải làm vì không thể bỏ những người châu Phi này lại phía sau.”
Ông Obama gọi Nam Phi là một thí dụ điển hình về sự khác biệt giữa tự do và chuyên chế, và ông nói rằng các chính phủ nên “tồn tại để phục vụ cho nhân dân của họ chứ không phải làm ngược lại.”
Nêu lên các cuộc bầu cử tự do và sự phát triển của xã hội dân sự từ Ghana đến Zambia, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng các chính phủ tôn trọng quyền của các công dân của họ và tuân thủ pháp quyền hoạt động hữu hiệu hơn và thu hút nhiều đầu tư hơn.
Tại Zimbabwe, Tổng thống Obama nói chỉ có một cuộc bầu cử khả tín mới có thể giúp hồi phục nền kinh tế nước này:
“Có một cơ hội để thăng tiến, nhưng chỉ khi nào có bầu cử tự do, công bằng và ôn hòa để người dân Zimbabwe có thể định đoạt tương lai của họ mà không sợ bị đe dọa và trả thù. Và sau bầu cử phải có sự tôn trọng các quyền phổ quát mà nền dân chủ phụ thuộc vào.”
Tổng thống Obama nói rằng Hoa Kỳ muốn đầu tư không phải vào “những con người mạnh thế mà vào những định chế mạnh mẽ” và hỗ trợ cho những chính phủ có trách nhiệm và cởi mở, có tư pháp độc lập, và các xã hội trao quyền cho phụ nữ. Ông nói:
“Không có quốc gia nào đạt được tiềm năng của mình trừ phi thu hút được các tài năng từ các bà mẹ, các chị, em, và con gái của chúng ta.”
Tổng thống Obama nói rằng cơ hội và dân chủ không thể chớm rể chừng nào mà sự sợ hải còn thắng thế ở quá nhiều nơi, và ông nêu lên các cuộc xung đột ở Mali, Somalia, Congo, và Sudan.
Ông nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ các giải pháp do châu Phi dẫn đầu, và nêu lên sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp châu Phi ở Somalia và các nỗ lực chống lại Đạo quân Kháng chiến của Thượng đế ở trung Phi. Ông nói:
“Từ Mali đến Mogadishu, hoạt động khủng bố vô nghĩa thông thường diễn dịch sai ý nghĩa của Hồi giáo, một trong những tôn giáo vĩ đại trên thế giới và giết vô số người dân châu Phi vô tội. Từ Congo đến Sudan, các cuộc xung đột cướp đi cuộc sống của những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em mà họ đáng được hưởng. Ở quá nhiều quốc gia, hành động của những kẻ côn đồ, các viên chỉ huy quân sự, các tổ chức buôn bán ma túy và buôn người, đã làm ngăn trở triển vọng của châu Phi và biến người khác thành nô lệ cho các mục tiêu của họ.”
Ông nói rằng Hoa Kỳ không biện giải vì đã hỗ trợ cho các nỗ lực của châu Phi chấm dứt xung đột và đứng lên trong phẩm cách con người.
Trước đó, tổng thống Obama đã cùng với đức Tổng giám mục Desmond Tutu đến trung tâm thanh thiếu niên được đặt tên ông vì các nỗ lực bài trừ AIDS. Đức Tổng giám mục Tutu nói:
“Thành công của ông là thành công của chúng tôi. Thất bại của ông dù ông thích hay không là thất bại của chúng tôi. Và vì vậy chúng tôi chắc chắn sẽ cầu nguyện cho ông đạt được thành công to lớn. Chúng tôi muốn ông được biết đến như người đã mang hòa bình đến cho thế giới.”
Hôm thứ Hai, Tổng thống Obama và gia đình lên đường đi Tanzania, chặng cuối của ông trong chuyến công du 3 nước châu Phi.