Trung Quốc phản ứng một cách cẩn trọng trước lời mời của Việt Nam đối với Ấn Ðộ trong việc khai thác các giếng dầu.
Vào hôm thứ Năm, Bắc Kinh lên tiếng nói rằng “các quốc gia liên quan” có thể làm được nhiều hơn nữa trong vấn đề hòa bình và ổn định trong khu vực.
Khi được hỏi về lời mời khai thác dầu ở Biển Ðông của Việt Nam đối với Ấn Ðộ, phát ngôn viên Trung Quốc Hồng Lỗi nói ngắn gọn với truyền thông rằng: “Quan điểm của Trung Quốc trong vấn đề Biển Ðông là không thay đổi”.
Trong quá khứ, Trung Quốc luôn phản ứng khá mạnh mẽ đối với những dự án khai thác dầu trong khu vực tranh chấp đang có ít nhất là 10 quốc gia tuyên bố có chủ quyền, trong đó có Việt Nam.
Trong chuyến viếng thăm New Delhi hôm thứ Tư, lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra lời mời Ấn Ðộ khai thác 7 lô dầu hỏa nhưng không nói rõ vị trí của các giếng dầu này có thuộc về khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc hay không.
Vào tháng 12 năm ngoái, Bắc Kinh đã cực lực phản đối việc khai thác dầu và kêu gọi Ấn Ðộ hãy tôn trọng chủ quyền và lợi ích của nước này đối với việc khai thác lô dầu 127 và 128 mà Trung Quốc nói là hiện đang trong quyền kiểm soát của Việt Nam nhưng lại ở trong khu vực tranh chấp với Bắc Kinh.
Vào hôm thứ Năm, Bắc Kinh lên tiếng nói rằng “các quốc gia liên quan” có thể làm được nhiều hơn nữa trong vấn đề hòa bình và ổn định trong khu vực.
Khi được hỏi về lời mời khai thác dầu ở Biển Ðông của Việt Nam đối với Ấn Ðộ, phát ngôn viên Trung Quốc Hồng Lỗi nói ngắn gọn với truyền thông rằng: “Quan điểm của Trung Quốc trong vấn đề Biển Ðông là không thay đổi”.
Trong quá khứ, Trung Quốc luôn phản ứng khá mạnh mẽ đối với những dự án khai thác dầu trong khu vực tranh chấp đang có ít nhất là 10 quốc gia tuyên bố có chủ quyền, trong đó có Việt Nam.
Trong chuyến viếng thăm New Delhi hôm thứ Tư, lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra lời mời Ấn Ðộ khai thác 7 lô dầu hỏa nhưng không nói rõ vị trí của các giếng dầu này có thuộc về khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc hay không.
Vào tháng 12 năm ngoái, Bắc Kinh đã cực lực phản đối việc khai thác dầu và kêu gọi Ấn Ðộ hãy tôn trọng chủ quyền và lợi ích của nước này đối với việc khai thác lô dầu 127 và 128 mà Trung Quốc nói là hiện đang trong quyền kiểm soát của Việt Nam nhưng lại ở trong khu vực tranh chấp với Bắc Kinh.