Căng thẳng leo thang tại bán đảo Triều Tiên đang gây thiệt hại cho một dự án công nghiệp chung từng được coi như một biểu tượng hiếm hoi còn lại của nỗ lực hòa giải giữa Seoul và Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên đe dọa miền Nam rằng họ sẽ từ bỏ khu công nghiệp Kaesong và biến khu vực biên giới này lại thành một khu vực quân sự, nếu Seoul tiến hành cam kết sẽ siết chặt các vụ thanh sát tại đó.
Trước đây trong tuần, Bộ Thống Nhất của Nam Triều Tiên cho hay sẽ giám sát chặt chẽ hơn các bộ phận công nghiệp và các kiện hàng khác được gửi tới cơ sở này, trong khuôn khổ các biện pháp cấm vận được Liên Hiệp Quốc mở rộng chống lại Bình nhưỡng sau một vụ phóng tên lửa hồi tháng 11 năm ngoái.
Bắc Triều Tiên đã phản ứng giận dữ trước các biện pháp trừng phạt này, và đe dọa sẽ phóng thêm phi đạn, đồng thời thực hiện thêm một vụ thử nghiệm hạt nhân, mà theo dự kiến có thể diễn ra trong vài ngày sắp tới.
Một người phát ngôn của Ủy Ban Hợp tác Kinh tế Quốc gia Bắc Triều Tiên nói rằng bất cứ thay đổi nào trong chính sách của Seoul đối với khu công nghiệp Kaesong, “dù nhẹ tới mức nào và dưới bất cứ hình thức nào” cũng sẽ được miền Bắc coi như một “biện pháp trừng phạt hiểm độc”.
Người phát ngôn này được Hãng tin KCNA của nhà nước Bắc Triều Tiên trích dẫn, nói rằng miền Bắc sẽ biến khu sản xuất này thành một khu vực quân sự trở lại, và nhấn mạnh rằng miền Bắc đã nhường một vùng biên giới chiến lược để dành đất cho khu phức hợp này.
Khu công nghiệp Kaesong khánh thành hồi năm 2004, là liên kết kinh tế cuối cùng còn lại giữa hai miền Nam-Bắc bán đảo Triều Tiên, vốn vẫn còn trong tình trạng chiến tranh.
Bất chấp những căng thẳng gia tăng trong mấy năm gần đây, khu phức hợp Kaesong đã tiếp tục phát triển.
Khu công nghiệp này đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng cho miền Bắc nghèo khổ, với hơn 50,000 công nhân Bắc Triều Tiên được mướn làm việc tại đây.
Hơn 123 doanh nghiệp Nam Triều Tiên hoạt động trong một khu phức hợp chỉ có diện tích 3,3 km vuông, để sản xuất quần áo, vật dụng nhà bếp, đồng hồ và các mặt hàng khác.
Bắc Triều Tiên đe dọa miền Nam rằng họ sẽ từ bỏ khu công nghiệp Kaesong và biến khu vực biên giới này lại thành một khu vực quân sự, nếu Seoul tiến hành cam kết sẽ siết chặt các vụ thanh sát tại đó.
Trước đây trong tuần, Bộ Thống Nhất của Nam Triều Tiên cho hay sẽ giám sát chặt chẽ hơn các bộ phận công nghiệp và các kiện hàng khác được gửi tới cơ sở này, trong khuôn khổ các biện pháp cấm vận được Liên Hiệp Quốc mở rộng chống lại Bình nhưỡng sau một vụ phóng tên lửa hồi tháng 11 năm ngoái.
Bắc Triều Tiên đã phản ứng giận dữ trước các biện pháp trừng phạt này, và đe dọa sẽ phóng thêm phi đạn, đồng thời thực hiện thêm một vụ thử nghiệm hạt nhân, mà theo dự kiến có thể diễn ra trong vài ngày sắp tới.
Một người phát ngôn của Ủy Ban Hợp tác Kinh tế Quốc gia Bắc Triều Tiên nói rằng bất cứ thay đổi nào trong chính sách của Seoul đối với khu công nghiệp Kaesong, “dù nhẹ tới mức nào và dưới bất cứ hình thức nào” cũng sẽ được miền Bắc coi như một “biện pháp trừng phạt hiểm độc”.
Người phát ngôn này được Hãng tin KCNA của nhà nước Bắc Triều Tiên trích dẫn, nói rằng miền Bắc sẽ biến khu sản xuất này thành một khu vực quân sự trở lại, và nhấn mạnh rằng miền Bắc đã nhường một vùng biên giới chiến lược để dành đất cho khu phức hợp này.
Khu công nghiệp Kaesong khánh thành hồi năm 2004, là liên kết kinh tế cuối cùng còn lại giữa hai miền Nam-Bắc bán đảo Triều Tiên, vốn vẫn còn trong tình trạng chiến tranh.
Bất chấp những căng thẳng gia tăng trong mấy năm gần đây, khu phức hợp Kaesong đã tiếp tục phát triển.
Khu công nghiệp này đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng cho miền Bắc nghèo khổ, với hơn 50,000 công nhân Bắc Triều Tiên được mướn làm việc tại đây.
Hơn 123 doanh nghiệp Nam Triều Tiên hoạt động trong một khu phức hợp chỉ có diện tích 3,3 km vuông, để sản xuất quần áo, vật dụng nhà bếp, đồng hồ và các mặt hàng khác.