Trung Quốc mạnh mẽ bác bỏ trước các diễn đàn quốc tế tất cả các cáo giác về xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 và lực lượng bảo vệ trên biển, trên không vào vùng biển Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Tại Hội nghị Các nước thành viên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển hôm 14/6 ở New York, trưởng phái đoàn Bắc Kinh nhấn mạnh những tố cáo của Việt Nam là ‘vô căn cứ’ và rằng Bắc Kinh có ‘chủ quyền hoàn toàn’ tại quần đảo Hoàng Sa.
Truyền thông Trung Quốc dẫn phát biểu của Phó đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên hiệp quốc, Vương Dân, nói sự dối trá của Việt Nam không thể che dấu được sự thật và việc thổi phồng sự thật không thể hợp pháp hóa cách hành xử bất hợp pháp.
Ông Vương tố cáo ngựợc lại rằng Việt Nam quấy nhiễu hoạt động bình thường của giàn khoan 981 trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa cũng như cho phép các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc diễn ra nhắm mục tiêu vào công dân, doanh nghiệp Trung Quốc khiến 4 người Trung Quốc thiệt mạng và 300 người khác bị thương.
Đại diện của Trung Quốc cũng phủ nhận sự tranh chấp vì, theo lời ông Vương, trước 1974 Việt Nam đã công khai thừa nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
Ông Vương tuyên bố tại diễn đàn này rằng ‘nếu Việt Nam quay ngược lại với chính những tuyên bố của họ thì làm sao thu phục được lòng tin của cộng đồng quốc tế? Không ai có thể tin vào những lời hứa hẹn của Việt Nam.’
Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và ngừng ngay các hành động ‘gây rối’ để xoa dịu căng thẳng.
Mới tối qua, Trung Quốc một lần nữa bác các tố cáo của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế khi đại diện của Bắc Kinh tại thượng đỉnh nhóm G77+Trung Quốc chỉ trích Hà Nội là bên khơi mào căng thẳng Biển Đông.
Trong phiên bế mạc cuộc họp ở Bolivia, đại diện thường trực của Việt Nam ở Liên hiệp quốc, đại sứ Lê Hoài Trung, tố cáo việc Trung Quốc vận hành giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và gửi tàu chiến tới xua đuổi tàu Việt Nam là xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Ông Trung cũng yêu cầu đưa các cáo giác này vào bản tuyên bố chung cuộc của 2 ngày họp thượng đỉnh. Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã, yêu cầu này đã bị các thành viên tham gia cuộc họp khước từ.
Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức và Hội nghị Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lạp Dực Phàm, nói tất cả các chính phủ Việt Nam trước năm 1974 đã chính thức thừa nhận Hoàng Sa là một phần của lãnh thổ Trung Quốc từ ngàn xưa.
Ông Lạp chỉ trích việc đại sứ Việt Nam nêu vấn đề tại thượng đỉnh G77+Trung Quốc là ‘không thích hợp’.
Ông Lạp nói đây là diễn đàn để phát huy hữu nghị-hợp tác giữa các nước đang phát triển, chứ không phải là nơi để khuấy động tranh cãi và yêu cầu các tranh chấp nên được giải quyết song phương với Trung Quốc.
Những tuyên bố của Trung Quốc kịch liệt phản pháo Việt Nam trước công luận quốc tế được đưa ra giữa lúc có tin Việt-Trung chuẩn bị đối thoại cấp cao trong tuần này.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng loan tin Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách đối ngoại, ông Dương Khiết Trì, sẽ sang dự phiên họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội.
Đây là giới chức cấp cao nhất của Trung Quốc tới Việt Nam kể từ khi Bắc Kinh đặt giàn khoan 981 gần Hoàng Sa, làm leo thang căng thẳng đôi bên ở Biển Đông. Việt Nam nói đã nhiều lần đề nghị đối thoại với Trung Quốc để xoa dịu căng thẳng liên quan đến giàn khoan 981, nhưng không được Bắc Kinh hồi đáp.
Chưa thấy Bộ Ngoại giao hai nước thông báo về sự kiện này, nhưng tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn nguồn tin từ Tiến sĩ Trần Trường Thủy thuộc Học Viện Ngoại giaocủa Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết dịp này ông Dương Khiết Trì sẽ hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.
Vẫn theo lời ông Thủy, nội dung chính của cuộc gặp lần này dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề Biển Đông.
Nguồn: Xinhua, CCTV
Tại Hội nghị Các nước thành viên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển hôm 14/6 ở New York, trưởng phái đoàn Bắc Kinh nhấn mạnh những tố cáo của Việt Nam là ‘vô căn cứ’ và rằng Bắc Kinh có ‘chủ quyền hoàn toàn’ tại quần đảo Hoàng Sa.
Truyền thông Trung Quốc dẫn phát biểu của Phó đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên hiệp quốc, Vương Dân, nói sự dối trá của Việt Nam không thể che dấu được sự thật và việc thổi phồng sự thật không thể hợp pháp hóa cách hành xử bất hợp pháp.
Ông Vương tố cáo ngựợc lại rằng Việt Nam quấy nhiễu hoạt động bình thường của giàn khoan 981 trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa cũng như cho phép các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc diễn ra nhắm mục tiêu vào công dân, doanh nghiệp Trung Quốc khiến 4 người Trung Quốc thiệt mạng và 300 người khác bị thương.
Đại diện của Trung Quốc cũng phủ nhận sự tranh chấp vì, theo lời ông Vương, trước 1974 Việt Nam đã công khai thừa nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
Ông Vương tuyên bố tại diễn đàn này rằng ‘nếu Việt Nam quay ngược lại với chính những tuyên bố của họ thì làm sao thu phục được lòng tin của cộng đồng quốc tế? Không ai có thể tin vào những lời hứa hẹn của Việt Nam.’
Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và ngừng ngay các hành động ‘gây rối’ để xoa dịu căng thẳng.
Mới tối qua, Trung Quốc một lần nữa bác các tố cáo của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế khi đại diện của Bắc Kinh tại thượng đỉnh nhóm G77+Trung Quốc chỉ trích Hà Nội là bên khơi mào căng thẳng Biển Đông.
Trong phiên bế mạc cuộc họp ở Bolivia, đại diện thường trực của Việt Nam ở Liên hiệp quốc, đại sứ Lê Hoài Trung, tố cáo việc Trung Quốc vận hành giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và gửi tàu chiến tới xua đuổi tàu Việt Nam là xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Ông Trung cũng yêu cầu đưa các cáo giác này vào bản tuyên bố chung cuộc của 2 ngày họp thượng đỉnh. Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã, yêu cầu này đã bị các thành viên tham gia cuộc họp khước từ.
Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức và Hội nghị Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lạp Dực Phàm, nói tất cả các chính phủ Việt Nam trước năm 1974 đã chính thức thừa nhận Hoàng Sa là một phần của lãnh thổ Trung Quốc từ ngàn xưa.
Ông Lạp chỉ trích việc đại sứ Việt Nam nêu vấn đề tại thượng đỉnh G77+Trung Quốc là ‘không thích hợp’.
Ông Lạp nói đây là diễn đàn để phát huy hữu nghị-hợp tác giữa các nước đang phát triển, chứ không phải là nơi để khuấy động tranh cãi và yêu cầu các tranh chấp nên được giải quyết song phương với Trung Quốc.
Những tuyên bố của Trung Quốc kịch liệt phản pháo Việt Nam trước công luận quốc tế được đưa ra giữa lúc có tin Việt-Trung chuẩn bị đối thoại cấp cao trong tuần này.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng loan tin Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách đối ngoại, ông Dương Khiết Trì, sẽ sang dự phiên họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội.
Đây là giới chức cấp cao nhất của Trung Quốc tới Việt Nam kể từ khi Bắc Kinh đặt giàn khoan 981 gần Hoàng Sa, làm leo thang căng thẳng đôi bên ở Biển Đông. Việt Nam nói đã nhiều lần đề nghị đối thoại với Trung Quốc để xoa dịu căng thẳng liên quan đến giàn khoan 981, nhưng không được Bắc Kinh hồi đáp.
Chưa thấy Bộ Ngoại giao hai nước thông báo về sự kiện này, nhưng tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn nguồn tin từ Tiến sĩ Trần Trường Thủy thuộc Học Viện Ngoại giaocủa Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết dịp này ông Dương Khiết Trì sẽ hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.
Vẫn theo lời ông Thủy, nội dung chính của cuộc gặp lần này dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề Biển Đông.
Nguồn: Xinhua, CCTV