WASHINGTON —
Trong tuần này, Bắc Triều Tiên lại lên tiếng đe dọa, cho biết sẽ có “những phản ứng tức thì” nếu một loạt những cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đi chệch hướng. Tuy nhiên trong những tuần lễ vừa qua, những lời lẽ hung hăng của Bình Nhưỡng đã dịu lại. Thông tín viên Đài VOA Jeff Seldin xem xét điều gì đã thuyết phục Bình Nhưỡng thay đổi cách cư xử, ít nhất là hiện nay.
Những đe dọa như vừa mới được phát đi trên đài truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên-dường như bớt hung hăng, và không được đưa ra thường xuyên như trước đây.
Các hình ảnh cho thấy nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un nói chuyện với các công nhân-không phải là binh sĩ-tại một địa điểm xây dựng.
Các giới chức Hoa Kỳ nhắc nói hai trong những phi đạn tầm trung của Bình Nhưỡng đã được đưa ra khỏi tình trạng sẵn sàng được phóng đi.
Tuy nhiên nữ phát ngôn viên Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh vẫn còn dè dặt.
Bà nói: “Tình trạng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên vẫn còn nhiều phức tạp và nhạy cảm cao. Chúng tôi hy vọng các bên liên hệ có thể có những hành động giúp giảm bớt căng thẳng và mang lại hòa bình và ổn định trên bán đảo.”
Tuy nhiên chính Trung Quốc có thể đang nỗ lực tạo thêm nhiều ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng—bằng cách loan báo Ngân hàng Trung Quốc do nhà nước điều hành đóng những tài khoản quan trọng với ngân hàng ngoại hối chính của Bắc Triều Tiên.
Ông Scott Snyder thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại nói:
“Theo quan điểm của tôi một sự điều chỉnh chiến thuật của Trung Quốc đang nỗ lực đưa ra chỉ dấu cho Bắc Triều Tiên, cũng như bất cứ nước nào khác là Trung Quốc muốn cứng rắn hơn.”
Việc Trung Quốc công khai phê bình Bắc Triều Tiên là lần đầu tiên kể từ khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân vào tháng Ba, gây nên một vòng trừng phạt mới.
Nhà phân tích về Trung Quốc Bonnie Glaser nói việc này đáng để theo dõi.
“Hiện nay có cơ hội lớn hơn những gì chúng ta chứng kiến trong quá khứ là có một loạt những bước thống nhất.”
Bà Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược nói rõ ràng Trung Quốc ngày càng mất kiên nhẫn với điều được xem là biểu dương lực lượng của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Bắc Triều Tiên Kim Jong Un-dù nhiều người ở Bắc Kinh vẫn còn có cảm tình với Bắc Triều Tiên.
Bà Glaser nói: “Tôi không biết Trung Quốc có chiến lược dài hạn về việc sẽ làm gì trong việc hợp tác với những nước khác hay tự mình làm nếu Kim Jong Un tiếp tục theo đuổi con đường này.”
Với tất cả những viện trợ Trung Quốc cung cấp cho Bắc Triều Tiên, vẫn còn nhiều cơ hội sử dụng những lực đẩy nếu Bắc Kinh quyết định thời điểm đã đến để dùng những lực đẩy này.
Những đe dọa như vừa mới được phát đi trên đài truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên-dường như bớt hung hăng, và không được đưa ra thường xuyên như trước đây.
Các hình ảnh cho thấy nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un nói chuyện với các công nhân-không phải là binh sĩ-tại một địa điểm xây dựng.
Các giới chức Hoa Kỳ nhắc nói hai trong những phi đạn tầm trung của Bình Nhưỡng đã được đưa ra khỏi tình trạng sẵn sàng được phóng đi.
Tuy nhiên nữ phát ngôn viên Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh vẫn còn dè dặt.
Bà nói: “Tình trạng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên vẫn còn nhiều phức tạp và nhạy cảm cao. Chúng tôi hy vọng các bên liên hệ có thể có những hành động giúp giảm bớt căng thẳng và mang lại hòa bình và ổn định trên bán đảo.”
Ông Scott Snyder thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại nói:
“Theo quan điểm của tôi một sự điều chỉnh chiến thuật của Trung Quốc đang nỗ lực đưa ra chỉ dấu cho Bắc Triều Tiên, cũng như bất cứ nước nào khác là Trung Quốc muốn cứng rắn hơn.”
Việc Trung Quốc công khai phê bình Bắc Triều Tiên là lần đầu tiên kể từ khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân vào tháng Ba, gây nên một vòng trừng phạt mới.
Nhà phân tích về Trung Quốc Bonnie Glaser nói việc này đáng để theo dõi.
“Hiện nay có cơ hội lớn hơn những gì chúng ta chứng kiến trong quá khứ là có một loạt những bước thống nhất.”
Bà Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược nói rõ ràng Trung Quốc ngày càng mất kiên nhẫn với điều được xem là biểu dương lực lượng của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Bắc Triều Tiên Kim Jong Un-dù nhiều người ở Bắc Kinh vẫn còn có cảm tình với Bắc Triều Tiên.
Bà Glaser nói: “Tôi không biết Trung Quốc có chiến lược dài hạn về việc sẽ làm gì trong việc hợp tác với những nước khác hay tự mình làm nếu Kim Jong Un tiếp tục theo đuổi con đường này.”
Với tất cả những viện trợ Trung Quốc cung cấp cho Bắc Triều Tiên, vẫn còn nhiều cơ hội sử dụng những lực đẩy nếu Bắc Kinh quyết định thời điểm đã đến để dùng những lực đẩy này.