Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã giảm hơn 50% số ca bệnh lao nhờ việc áp dụng rộng rãi chiến dịch bài trừ bệnh lao của Tổ chức Y tế Thế giới. Các chuyên gia nói rằng kết quả này là bằng chứng cho thấy có thể diệt trừ bệnh lao bằng một chương trình trị liệu “mạnh tay”. Thông tín viên Jessica Berman của đài VOA có bài tường thuật sau đây.
Số người nhiễm lao của Trung Quốc chiếm một phần khá lớn của dịch bệnh lao trên toàn thế giới, với khoảng một triệu ca lây nhiễm mới tại nước này mỗi năm. Các chuyên gia nói rằng tỉ lệ lây nhiễm lao ở Trung Quốc chiếm đến 11% tổng số ca nhiễm lao trên toàn cầu.
Nhưng qua việc nới rộng một chiến dịch kiên quyết để bài trừ bệnh lao nhắm vào một nửa số dân vào thập niên 1990 lên thành một chương trình áp dụng cho toàn dân, Trung Quốc đã giảm được đáng kể số ca đã nhiễm bệnh lao. Trong vòng chưa tới 15 năm, Trung Quốc giảm được từ 170 người nhiễm lao xuống còn 59 người trên tổng số 100.000 người. Điều này có nghĩa là tỉ lệ lan truyền bệnh lao trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2010 đã giảm 57%.
Các số liệu này cho thấy Trung Quốc vượt xa chỉ tiêu toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giảm 50% số ca bệnh lao trước năm 2015.
Ông Giovanni Battista Migliori là giám đốc Trung tâm hợp tác phòng chống bệnh lao và phổi của WHO tại Italia. Ông cho biết ông không ngạc nhiên trước thành tích cắt giảm tỉ lệ lây nhiễm bệnh lao của Trung Quốc.
"Khi một quyết định được đưa ra ở Trung Quốc thì dường như là quyết định đó được sẵn sàng thực thi hơn là ở các nước phương Tây. Do đó một chính sách được sẵn sàng áp dụng khi chính phủ ra lệnh thực hiện."
Ông Migliori cũng nói rằng bệnh lao dễ kiểm soát hơn ở Trung Quốc so với các nước khác bởi vì Trung Quốc có tương đối ít người di dân từ nước ngoài.
Việc mở rộng trên phạm vi toàn quốc của Chiến lược Trị liệu Theo dõi Trực tiếp, gọi tắt là DOTS, tại Trung Quốc được đánh giá là đã góp phần tích cực vào thành tích giảm được đáng kể tỉ lệ lây nhiễm lao tại nước này.
Trị liệu bệnh lao đòi hỏi bệnh nhân phải uống thuốc mỗi ngày trong khoảng thời gian từ sáu cho đến chín tháng. Tuân thủ chế độ điều trị này là rất khó, và thường bị gián đoạn.
Nhưng với chương trình DOTS, nhân viên y tế đi đến nhà của bệnh nhân mỗi ngày để bảo đảm là bệnh nhân phải uống đủ liều thuốc.
Ông Migliori nói rằng nỗ lực kiên quyết để bài trừ bệnh lao của Trung Quốc có thể là một gương mẫu để cho các nước khác có tỉ lệ lây nhiễm lao cao noi theo.
Bệnh này thường xuất hiện ở các bệnh nhân nhiễm vi rút HIV gây bệnh AIDS. Nhưng ông Migliori tin rằng ngay cả các nước đang phải đối phó với tỉ lệ bệnh AIDS cao vẫn có thể giảm thiểu đáng kể tỉ lệ lây nhiễm bệnh lao bằng một nỗ lực kiên quyết.
"Khả năng can thiệp sớm bằng thuốc đặc trị antiretroviral là cần thiết, và có thể đưa thuốc ngừa bệnh lao vào cùng chương trình trị liệu đó."
Một bài viết về nỗ lực giảm tỉ lệ bệnh lao ở Trung Quốc được đăng trên Tập san Lancet, cùng với các ý kiến của ông Giovanni Battista Migliori.
Số người nhiễm lao của Trung Quốc chiếm một phần khá lớn của dịch bệnh lao trên toàn thế giới, với khoảng một triệu ca lây nhiễm mới tại nước này mỗi năm. Các chuyên gia nói rằng tỉ lệ lây nhiễm lao ở Trung Quốc chiếm đến 11% tổng số ca nhiễm lao trên toàn cầu.
Nhưng qua việc nới rộng một chiến dịch kiên quyết để bài trừ bệnh lao nhắm vào một nửa số dân vào thập niên 1990 lên thành một chương trình áp dụng cho toàn dân, Trung Quốc đã giảm được đáng kể số ca đã nhiễm bệnh lao. Trong vòng chưa tới 15 năm, Trung Quốc giảm được từ 170 người nhiễm lao xuống còn 59 người trên tổng số 100.000 người. Điều này có nghĩa là tỉ lệ lan truyền bệnh lao trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2010 đã giảm 57%.
Các số liệu này cho thấy Trung Quốc vượt xa chỉ tiêu toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giảm 50% số ca bệnh lao trước năm 2015.
Ông Giovanni Battista Migliori là giám đốc Trung tâm hợp tác phòng chống bệnh lao và phổi của WHO tại Italia. Ông cho biết ông không ngạc nhiên trước thành tích cắt giảm tỉ lệ lây nhiễm bệnh lao của Trung Quốc.
"Khi một quyết định được đưa ra ở Trung Quốc thì dường như là quyết định đó được sẵn sàng thực thi hơn là ở các nước phương Tây. Do đó một chính sách được sẵn sàng áp dụng khi chính phủ ra lệnh thực hiện."
Ông Migliori cũng nói rằng bệnh lao dễ kiểm soát hơn ở Trung Quốc so với các nước khác bởi vì Trung Quốc có tương đối ít người di dân từ nước ngoài.
Việc mở rộng trên phạm vi toàn quốc của Chiến lược Trị liệu Theo dõi Trực tiếp, gọi tắt là DOTS, tại Trung Quốc được đánh giá là đã góp phần tích cực vào thành tích giảm được đáng kể tỉ lệ lây nhiễm lao tại nước này.
Trị liệu bệnh lao đòi hỏi bệnh nhân phải uống thuốc mỗi ngày trong khoảng thời gian từ sáu cho đến chín tháng. Tuân thủ chế độ điều trị này là rất khó, và thường bị gián đoạn.
Nhưng với chương trình DOTS, nhân viên y tế đi đến nhà của bệnh nhân mỗi ngày để bảo đảm là bệnh nhân phải uống đủ liều thuốc.
Ông Migliori nói rằng nỗ lực kiên quyết để bài trừ bệnh lao của Trung Quốc có thể là một gương mẫu để cho các nước khác có tỉ lệ lây nhiễm lao cao noi theo.
Bệnh này thường xuất hiện ở các bệnh nhân nhiễm vi rút HIV gây bệnh AIDS. Nhưng ông Migliori tin rằng ngay cả các nước đang phải đối phó với tỉ lệ bệnh AIDS cao vẫn có thể giảm thiểu đáng kể tỉ lệ lây nhiễm bệnh lao bằng một nỗ lực kiên quyết.
"Khả năng can thiệp sớm bằng thuốc đặc trị antiretroviral là cần thiết, và có thể đưa thuốc ngừa bệnh lao vào cùng chương trình trị liệu đó."
Một bài viết về nỗ lực giảm tỉ lệ bệnh lao ở Trung Quốc được đăng trên Tập san Lancet, cùng với các ý kiến của ông Giovanni Battista Migliori.