Trung Quốc đang chuẩn bị để đưa 3 phi hành gia vào không gian trong khuôn khổ của những nỗ lực nhằm trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có một trạm không gian thường trực trên quỹ đạo trái đất. Các phi hành gia, trong đó có một người là phụ nữ, sẽ làm việc trên một trạm không gian hơn một tuần. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stephanie Ho của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Các nhân viên của Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền trong tỉnh Cam Túc ở miền tây Trung Quốc đang thực hiện những công tác chuẩn bị phút cuối cho phi thuyền Thần Châu 9 sẽ được phóng lên không gian vào ngày mai.
Bà Ngô Bình, người phát ngôn của chương trình phóng phi thuyền này, hôm nay cho báo chí biết rằng nhiên liệu đã được châm vào hõa tiễn và mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi.
Bà Ngô nói rằng việc chạy thử các hệ thống chính của phi thuyền Thần Châu 9 đã hoàn tất, phi hành đoàn ở trong tình trạng tốt và mọi công tác chuẩn bị đã được thực hiện.
Bà Ngô cho hay Thần Châu 9 sẽ tách khỏi hỏa tiễn và tự động cập vào Trạm không gian Thiên Cung 1, là một mô đun không gian đang bay trên quỹ đạo cách mặt đất hơn 300 kilomét.
Bà Ngô cũng cho biết sau khi phi thuyền cập vào Thiên Cung 1, các phi hành gia sẽ vào trạm không gian và sinh sống ở đó gần hai tuần lễ để tiến hành các cuộc thử nghiệm khoa học. Phi hành đoàn cũng sẽ thực tập việc cập tàu qua những thao tác của con người, thay vì cập tàu tự động.
Phi hành đoàn gồm có phi hành gia kỳ cựu Cảnh Hải Bằng, là người làm phi hành gia trưởng của phi vụ này, và ông Lưu Vượng. Nhưng phi hành gia được chú ý nhiều nhất là bà Lưu Dương, một viên phi công không quân. Bà Lưu đã bày tỏ sự cảm kích đối với việc được chọn làm nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc.
Bà Lưu Dương cũng cám ơn Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã hỗ trợ cho các hoạt động thám hiểm không gian và nói rằng cả nước sẽ chung sức làm việc để mang thêm vinh dự về cho Trung Quốc.
Bà Ngô Bình nói rằng sự tham gia của bà Lưu Dương là một sự kiện có tính chất lịch sử.
Bà Ngô nói rằng việc Trung Quốc đưa nữ phi hành gia đầu tiên lên không gian chẳng những là một sự kiện có tính chất đột phá về mặt kỹ thuật mà còn có một ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội đối với Trung Quốc, là nước vốn có truyền thống trọng nam khinh nữ.
Bên cạnh hoạt động thám hiểm không gian, Trung Quốc cũng thực hiện các cuộc thám hiểm đáy biển trong tuần này. Tàu Giao Long, tàu lặn có người lái của Trung Quốc, vừa hoàn tất cuộc lặn thứ nhất trong chương trình lặn 6 lần để đạt lỷ lục của Trung Quốc là lặn sâu tới mức 7 ngàn mét. Lần lặn thứ nhất này đã vượt mức 6.000 mét ở Rãnh Mariana, một trong những nơi sâu nhất của trái đất.
Các nhân viên của Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền trong tỉnh Cam Túc ở miền tây Trung Quốc đang thực hiện những công tác chuẩn bị phút cuối cho phi thuyền Thần Châu 9 sẽ được phóng lên không gian vào ngày mai.
Bà Ngô Bình, người phát ngôn của chương trình phóng phi thuyền này, hôm nay cho báo chí biết rằng nhiên liệu đã được châm vào hõa tiễn và mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi.
Bà Ngô nói rằng việc chạy thử các hệ thống chính của phi thuyền Thần Châu 9 đã hoàn tất, phi hành đoàn ở trong tình trạng tốt và mọi công tác chuẩn bị đã được thực hiện.
Bà Ngô cho hay Thần Châu 9 sẽ tách khỏi hỏa tiễn và tự động cập vào Trạm không gian Thiên Cung 1, là một mô đun không gian đang bay trên quỹ đạo cách mặt đất hơn 300 kilomét.
Bà Ngô cũng cho biết sau khi phi thuyền cập vào Thiên Cung 1, các phi hành gia sẽ vào trạm không gian và sinh sống ở đó gần hai tuần lễ để tiến hành các cuộc thử nghiệm khoa học. Phi hành đoàn cũng sẽ thực tập việc cập tàu qua những thao tác của con người, thay vì cập tàu tự động.
Phi hành đoàn gồm có phi hành gia kỳ cựu Cảnh Hải Bằng, là người làm phi hành gia trưởng của phi vụ này, và ông Lưu Vượng. Nhưng phi hành gia được chú ý nhiều nhất là bà Lưu Dương, một viên phi công không quân. Bà Lưu đã bày tỏ sự cảm kích đối với việc được chọn làm nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc.
Bà Lưu Dương cũng cám ơn Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã hỗ trợ cho các hoạt động thám hiểm không gian và nói rằng cả nước sẽ chung sức làm việc để mang thêm vinh dự về cho Trung Quốc.
Bà Ngô Bình nói rằng sự tham gia của bà Lưu Dương là một sự kiện có tính chất lịch sử.
Bà Ngô nói rằng việc Trung Quốc đưa nữ phi hành gia đầu tiên lên không gian chẳng những là một sự kiện có tính chất đột phá về mặt kỹ thuật mà còn có một ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội đối với Trung Quốc, là nước vốn có truyền thống trọng nam khinh nữ.
Bên cạnh hoạt động thám hiểm không gian, Trung Quốc cũng thực hiện các cuộc thám hiểm đáy biển trong tuần này. Tàu Giao Long, tàu lặn có người lái của Trung Quốc, vừa hoàn tất cuộc lặn thứ nhất trong chương trình lặn 6 lần để đạt lỷ lục của Trung Quốc là lặn sâu tới mức 7 ngàn mét. Lần lặn thứ nhất này đã vượt mức 6.000 mét ở Rãnh Mariana, một trong những nơi sâu nhất của trái đất.