BẮC KINH —
Trong lúc Nga cho biết Trung Quốc ủng hộ các hành động của Nga ở Ukraina, chính phủ ở Bắc Kinh không bình luận gì nhiều về vụ khủng hoảng này. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Trong lúc vụ khủng hoảng Ukraina tiếp diễn với việc binh sĩ Nga triển khai tới nhiều nơi trên khắp bán đảo Crimea của Ukraina, các nhà ngoại giao Nga nói rằng Trung Quốc ủng hộ những hành động của Nga ở đó. Trong suốt tuần qua, Trung Quốc đã không bình luận gì nhiều về tình hình này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết chủ trương của Trung Quốc là không can thiệp vào công việc nội bộ và đang xem xét tới những sự kiện lịch sử cùng với những sự phức tạp của tình hình ở Ukraina.
Tuyên bố vừa kể trái ngược với một loan báo hồi đầu tuần này của Bộ Ngoại giao Nga sau khi các vị ngoại trưởng Nga và Trung Quốc nói chuyện với nhau qua điện thoại. Nga cho biết Moskova và Bắc Kinh có quan điểm chung giống nhau về tình hình ở Ukraina, ngụ ý là Nga có được sự ủng hộ của Trung Quốc đối với những hành động quân sự ở Ukraina.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Trung Quốc tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và tất cả các bên nên thông qua đối thoại và thương lượng để duy trì hòa bình trong khu vực.
Truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, trong khi đó, đã có những lời lẽ sắc bén hơn. Một bài bình luận hồi đầu tuần này của tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nói rằng “tình hình Ukraina cho thấy một cách rõ ràng là trên trường chính trị quốc tế các nguyên tắc được quyết định bằng sức mạnh.”
Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc cũng có bài bình luận cho rằng hành động mà họ gọi là “sự điều giải thiên vị” của Tây phương đã làm cho Ukraina bị phân hóa và làm cho tình hình nước này trở nên xấu hơn.
Ông Vương Đông, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh, nói rằng truyền thông Trung Quốc và chính phủ ở đây có những quan điểm mâu thuẫn vì kết cuộc của vụ khủng hoảng Ukraina sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các quyền lợi của Trung Quốc.
"Trung Quốc cũng có rất nhiều quyền lợi liên hệ tới vụ này vì chúng tôi làm ăn mua bán rất nhiều với Ukraina."
Trong vaì năm gần đây, Ukraina và Trung Quốc đã thiết lập những mối quan hệ đối tác về quân sự, thương mại và nông nghiệp. Năm 2012 Ukraina trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn hàng thứ tư thế giới, trong đó có nhiều vũ khí xuất khẩu sang Trung Quốc. Chiếc Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, được chế tạo tại Ukraina.
Năm ngoái, Ukraina cho Trung Quốc thuê 5% diện tích đất đai để trồng trọt và nuôi heo để bán cho các công ty quốc doanh Trung Quốc. Trong khuôn khổ của kế hoạch hợp tác đó Trung Quốc hứa xây đường sá cầu cống cho Ukraina.
Trung Quốc cũng hứa viện trợ 8 tỉ đô la khi Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych của Ukraina đến thăm Bắc Kinh hồi tháng 12. Trước đó, Trung Quốc đã viện trợ cho Ukraina 10 tỉ đô la.
Chiến tranh ở Ukraina sẽ gây nguy hiểm cho các dự án đầu tư của Trung Quốc ở đó và những phát biểu của Trung Quốc trong tuần này có thể là một sự cân bằng tế nhị giữa việc ủng hộ đôi chút cho lân bang Nga mà không trực tiếp hậu thuẫn cho sự can thiệp quân sự của bất kỳ bên nào, ngõ hầu khu vực này không bị rối loạn thêm nữa.
Trong lúc vụ khủng hoảng Ukraina tiếp diễn với việc binh sĩ Nga triển khai tới nhiều nơi trên khắp bán đảo Crimea của Ukraina, các nhà ngoại giao Nga nói rằng Trung Quốc ủng hộ những hành động của Nga ở đó. Trong suốt tuần qua, Trung Quốc đã không bình luận gì nhiều về tình hình này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết chủ trương của Trung Quốc là không can thiệp vào công việc nội bộ và đang xem xét tới những sự kiện lịch sử cùng với những sự phức tạp của tình hình ở Ukraina.
Tuyên bố vừa kể trái ngược với một loan báo hồi đầu tuần này của Bộ Ngoại giao Nga sau khi các vị ngoại trưởng Nga và Trung Quốc nói chuyện với nhau qua điện thoại. Nga cho biết Moskova và Bắc Kinh có quan điểm chung giống nhau về tình hình ở Ukraina, ngụ ý là Nga có được sự ủng hộ của Trung Quốc đối với những hành động quân sự ở Ukraina.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Trung Quốc tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và tất cả các bên nên thông qua đối thoại và thương lượng để duy trì hòa bình trong khu vực.
Truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, trong khi đó, đã có những lời lẽ sắc bén hơn. Một bài bình luận hồi đầu tuần này của tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nói rằng “tình hình Ukraina cho thấy một cách rõ ràng là trên trường chính trị quốc tế các nguyên tắc được quyết định bằng sức mạnh.”
Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc cũng có bài bình luận cho rằng hành động mà họ gọi là “sự điều giải thiên vị” của Tây phương đã làm cho Ukraina bị phân hóa và làm cho tình hình nước này trở nên xấu hơn.
Ông Vương Đông, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh, nói rằng truyền thông Trung Quốc và chính phủ ở đây có những quan điểm mâu thuẫn vì kết cuộc của vụ khủng hoảng Ukraina sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các quyền lợi của Trung Quốc.
"Trung Quốc cũng có rất nhiều quyền lợi liên hệ tới vụ này vì chúng tôi làm ăn mua bán rất nhiều với Ukraina."
Trong vaì năm gần đây, Ukraina và Trung Quốc đã thiết lập những mối quan hệ đối tác về quân sự, thương mại và nông nghiệp. Năm 2012 Ukraina trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn hàng thứ tư thế giới, trong đó có nhiều vũ khí xuất khẩu sang Trung Quốc. Chiếc Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, được chế tạo tại Ukraina.
Năm ngoái, Ukraina cho Trung Quốc thuê 5% diện tích đất đai để trồng trọt và nuôi heo để bán cho các công ty quốc doanh Trung Quốc. Trong khuôn khổ của kế hoạch hợp tác đó Trung Quốc hứa xây đường sá cầu cống cho Ukraina.
Trung Quốc cũng hứa viện trợ 8 tỉ đô la khi Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych của Ukraina đến thăm Bắc Kinh hồi tháng 12. Trước đó, Trung Quốc đã viện trợ cho Ukraina 10 tỉ đô la.
Chiến tranh ở Ukraina sẽ gây nguy hiểm cho các dự án đầu tư của Trung Quốc ở đó và những phát biểu của Trung Quốc trong tuần này có thể là một sự cân bằng tế nhị giữa việc ủng hộ đôi chút cho lân bang Nga mà không trực tiếp hậu thuẫn cho sự can thiệp quân sự của bất kỳ bên nào, ngõ hầu khu vực này không bị rối loạn thêm nữa.
Your browser doesn’t support HTML5