Trong lúc quân đội Miến Điện xúc tiến các vụ tấn công phiến quân Kachin sát biên giới Trung Quốc, các chuyên viên an ninh cho rằng Bắc Kinh đang âm thầm bán các loại vũ khí tiên tiến cho một nhóm phiến quân Miến Điện khác ở vùng biên giới.
Các vụ tấn công bằng máy bay và súng cối của binh sĩ Miến Điện vào phiến quân Kachin trong những tuần vừa qua khiến quốc tế lo ngại về các nỗ lực hòa bình của chính phủ.
Các vụ này được xem là dữ dội nhất kể từ khi lệnh ngưng bắn ký với phe Kachin năm 2011 tan vỡ.
Trong lúc Trung Quốc kêu gọi nên hạn chế các hoạt động quân sự trong bang Kachin, các chuyên viên an ninh quốc tế nói rằng Bắc Kinh đang bí mật trang bị cho một nhóm phiến quân khác: Đạo Binh Bang Wa Thống Nhất.
Sắc tộc Wa có nhóm dân quân vũ trang lớn nhất tại Miến Điện, ước tính khoảng 30.000 tay súng, vừa toàn thời gian vừa bán thời gian, và nhóm này cũng là một tổ chức buôn bán ma túy lớn nhất Đông Nam Á.
Trong một bài tường trình hồi tháng 12, tập san chuyên về tình báo IHS Jane's cho biết năm ngoái, Trung Quốc cung ứng cho phiến quân Wa nhiều loại vũ khí tiên tiến để tăng cường sức tự vệ.
Các vũ khí này có cả tên lửa địa-đối-không, và lần đầu tiên có ít nhất 12 xe bọc thép mà tập san này gọi là “xe diệt tăng.”
Ông Anthony Davis, một chuyên viên về an ninh đang thường trú tại Thái Lan và là tác giả bài tường trình nói rằng Bắc Kinh đang tìm cách cân bằng giữa tình đồng chí lịch sử với người Wa và quan hệ của họ với chính phủ Miến Điện:
“Người Trung Quốc không muốn đánh mất các lực lượng sắc tộc dọc biên giới và cũng không muốn bỏ qua chính phủ trung ương. Nói như vậy có phải là Trung Quốc đã cung ứng trực tiếp các trang thiết bị đó hay không? Không đâu. Rõ ràng là chuyện cung cấp đó chỉ có các quan chức cấp cao mới biết, nhưng nói như vậy không có nghĩa là các quan chức này can dự vào việc tài trợ. Họ cần phải giữ một mức nào đó, để có thể cải chính.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời về bài tường trình trên tập san tình báo IHS Jane's.
Giữa Trung Quốc và người Wa có tình đồng chí, vì Wa là một trong những nhóm dân quân được lập ra sau khi tách khỏi đảng Cộng sản Miến Điện vào năm 1989.
Ông Josh Gordon, đang chuẩn bị lấy bằng tiến sĩ đại học Yale của Mỹ nói rằng Trung Quốc rất gần gũi với người Wa, sắc tộc cũng nói tiếng Hoa:
“Người Wa vẫn sử dụng đồng tiền của Trung Quốc, điện thoại di động của Trung Quốc, điện lực của họ phần lớn mua của Trung Quốc, nhất là tại các vùng thị tứ, họ nối kết với Internet Trung Quốc.”
Chính phủ Miến Điện ký lệnh ngưng bắn với người Wa vào thập niên 1990 và cho phép người Wa tự quản trong bang Shan miền đông bắc.
Nhóm này có nhiều cơ sở sản xuất ma túy loại methamphetamine và là một tổ chức buôn bán ma túy lớn nhất Đông Nam Á.
Năm 2011, cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ DEA phổ biến hình của Wei Hsueh Kang, lãnh tụ của người Wa trên khắp các tụ điểm giải trí ở Thái Lan, với hy vọng có người cung cấp thông tin giúp bắt được một trong những người mà các cơ quan công lực Hoa Kỳ muốn bắt nhất.
Các vụ tấn công bằng máy bay và súng cối của binh sĩ Miến Điện vào phiến quân Kachin trong những tuần vừa qua khiến quốc tế lo ngại về các nỗ lực hòa bình của chính phủ.
Các vụ này được xem là dữ dội nhất kể từ khi lệnh ngưng bắn ký với phe Kachin năm 2011 tan vỡ.
Trong lúc Trung Quốc kêu gọi nên hạn chế các hoạt động quân sự trong bang Kachin, các chuyên viên an ninh quốc tế nói rằng Bắc Kinh đang bí mật trang bị cho một nhóm phiến quân khác: Đạo Binh Bang Wa Thống Nhất.
Sắc tộc Wa có nhóm dân quân vũ trang lớn nhất tại Miến Điện, ước tính khoảng 30.000 tay súng, vừa toàn thời gian vừa bán thời gian, và nhóm này cũng là một tổ chức buôn bán ma túy lớn nhất Đông Nam Á.
Trong một bài tường trình hồi tháng 12, tập san chuyên về tình báo IHS Jane's cho biết năm ngoái, Trung Quốc cung ứng cho phiến quân Wa nhiều loại vũ khí tiên tiến để tăng cường sức tự vệ.
Các vũ khí này có cả tên lửa địa-đối-không, và lần đầu tiên có ít nhất 12 xe bọc thép mà tập san này gọi là “xe diệt tăng.”
Ông Anthony Davis, một chuyên viên về an ninh đang thường trú tại Thái Lan và là tác giả bài tường trình nói rằng Bắc Kinh đang tìm cách cân bằng giữa tình đồng chí lịch sử với người Wa và quan hệ của họ với chính phủ Miến Điện:
“Người Trung Quốc không muốn đánh mất các lực lượng sắc tộc dọc biên giới và cũng không muốn bỏ qua chính phủ trung ương. Nói như vậy có phải là Trung Quốc đã cung ứng trực tiếp các trang thiết bị đó hay không? Không đâu. Rõ ràng là chuyện cung cấp đó chỉ có các quan chức cấp cao mới biết, nhưng nói như vậy không có nghĩa là các quan chức này can dự vào việc tài trợ. Họ cần phải giữ một mức nào đó, để có thể cải chính.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời về bài tường trình trên tập san tình báo IHS Jane's.
Giữa Trung Quốc và người Wa có tình đồng chí, vì Wa là một trong những nhóm dân quân được lập ra sau khi tách khỏi đảng Cộng sản Miến Điện vào năm 1989.
Ông Josh Gordon, đang chuẩn bị lấy bằng tiến sĩ đại học Yale của Mỹ nói rằng Trung Quốc rất gần gũi với người Wa, sắc tộc cũng nói tiếng Hoa:
“Người Wa vẫn sử dụng đồng tiền của Trung Quốc, điện thoại di động của Trung Quốc, điện lực của họ phần lớn mua của Trung Quốc, nhất là tại các vùng thị tứ, họ nối kết với Internet Trung Quốc.”
Chính phủ Miến Điện ký lệnh ngưng bắn với người Wa vào thập niên 1990 và cho phép người Wa tự quản trong bang Shan miền đông bắc.
Nhóm này có nhiều cơ sở sản xuất ma túy loại methamphetamine và là một tổ chức buôn bán ma túy lớn nhất Đông Nam Á.
Năm 2011, cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ DEA phổ biến hình của Wei Hsueh Kang, lãnh tụ của người Wa trên khắp các tụ điểm giải trí ở Thái Lan, với hy vọng có người cung cấp thông tin giúp bắt được một trong những người mà các cơ quan công lực Hoa Kỳ muốn bắt nhất.