Trung Quốc vừa loan báo các kế hoạch siết chặt kiểm soát internet nhiều hơn nữa bắt đầu từ tháng tới. Thông báo này cùng với các biện pháp siết chặt kiểm soát được đưa ra vào lúc mạng truyền thông xã hội tiếp tục bành trướng.
Theo Cục Quản lý Không gian Ảo Trung Quốc, các quy định mới sẽ buộc người sử dụng đăng những ý kiến trên mạng, hoặc ở các phòng chat và các trang blog, phải đăng ký dùng tên thật và đồng ý tuân theo một quy tắc ứng xử. Quy tắc đó gồm những lời hứa rằng người sử dụng sẽ không chỉ trích đảng Cộng sản, đưa ra những nhận định kỳ thị sắc tộc hay đăng nội dung khiêu dâm.
Từ nhiều năm rồi, Trung Quốc đã yêu cầu các công ty Internet phải thu thập tên thật của người sử dụng. Nhưng việc tuân thủ chưa được đồng nhất.
Ông Eric Harwit là giáo sư về nghiên cứu châu Á của Trung tâm Đông Tây có trụ sở ở Hawaii chuyên theo dõi hoạt động trên mạng ở Trung Quốc. Ông nói mặc dầu các quy định không phải là mới mẻ, nhà cầm quyền dường như gửi đi một tín hiệu rằng người sử dụng sẽ bị trừng phạt nếu họ đi quá xa.
Ông nói: “Cho đến giờ này, những công ty cung cấp dịch vụ Internet, các trang web chủ trì những phòng chat hay Weibo bằng tiếng Hoa đã khá mềm mỏng trong việc thực thi các loại quy định này. Nay chính phủ Trung Quốc thực sự tìm cách gây ấn tượng đối với các công ty chủ yếu là tư nhân rằng họ thực sự phải theo dõi loại nội dung mà mọi người đăng trên trang web của họ.”
Tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch thanh lọc nội dung mạng. Nhà cầm quyền đã phạt công ty Sina Corp gần 1 triệu đôla vì có “nội dung không lành mạnh và bất chính.” Hồi tháng 12, Bộ Văn hoá thông báo 11 công ty, kể cả Tencent và Baidu, cũng sẽ bị phạt vì những vi phạm tương tự.
Hỏa Thành
Trung Quốc có dân số mạng lớn nhất thế giới và nhà cầm quyền làm việc không mệt mỏi để duy trì trật tự. Internet torng nước bị sàng lọc để ngăn nội dụng chính trị và tính dục ngoài ý muốn à một loạt những đề tài tìm kiếm bằng cái được gọi là bức Hoả Thành của Trung Quốc.
Bức tường lửa này ngăn chặn việc truy cập tin tức và các địa điểm thông tin như VOA, The New York Times và những trang khác, những đề tài như Tây Tạng, Thiên An Môn và Chiếm Trung cũng như các địa điểm mạng truyền thông xã hội như Twitter và Facebook. Theo GreatFire.org., một cổng vào Internet chuyên theo dõi những gì nhà cầm quyền đang sàng lọc, gần 50 ngàn trang web đã bị chận.
Ông Harwit nói các quy định mới có thể làm cho mọi người bảo thủ hơn một thời gian, nhưng có nhiều phần chắc các quy định sẽ không thay đổi về lâu về dài.
Ông nói: “Theo tôi, chính phủ không thực sự muốn đóng hẳn nhiều thông tin, đại đa số mang tính tích cực cho sự phát triển xã hội và kinh tế của Trung quốc.”
Ông Từ Phong, người đứng đầu văn phòng Internet di động của Cục Quản lý Không gian Ảo Trung Quốc, nói với báo Global Times rằng trong khi các quy định đòi hỏi một tên thật, người sử dụng vẫn có thể cá nhân hoá tên người dùng.
Bành trướng
Theo các số liệu thống kê chính thức, Trung Quốc có hơn 600 triệu người sử dụng Internet và ước tính số người sử dụng mạng truyền thông xã hội lên tới hàng trăm triệu. Và các con số tiếp tục gia tăng.
Một cuộc thăm dò công bố hồi đầu tuần này của Kantar, chi nhánh đầu tư quản lý dữ liệu của tập đoàn tham vấn toàn cầu WPP, nhận thấy rằng trong khi nhiệt tình dành cho mạng xã hội đang chuyển hướng ở Trung Quốc, thì tầm với của nó tiếp tục bành trướng.
Theo bản thăm dò, con số những người năng sử dụng mạng xã hội trong cư dân thành thị năm ngoái đã tăng 34 phần trăm, so với 28 phần trăm năm trước đó. Con số người Trung Quốc lớn tuổi hơn sử dụng mạng xã hội hàng ngày cũng gia tăng. Cuộc thăm dò thực hiện với khoảng 53 ngàn người trả lời sinh sống ở 60 thành phố của Trung Quốc nhận thấy rằng không những sự tăng trưởng bành trướng trong số người sử dụng trẻ mà còn cả trong giới những người học thức thấp hơn và sống ở các thành phố nhỏ hơn.
Tập đoàn nghiên cứu Truyền thông và hành vi người Tiêu thụ CTR thực hiện cuộc thăm dò trên mạng cho Kantar. Tổng giám đốc tập đoàn, bà Sophie Trầm, nói rằng mặc dầu những người sinh trong thập niên 1990 trở thành nhóm lớn nhất sử dụng mạng xã hội trong cuộc thăm dò này, những người sinh trong thập niên 50, 60 và 70 cũng tăng trong việc sử dụng.
Bà Trầm nói trước đây là thế hệ trẻ hơn, những người sinh trong thập niên 1980 và 1990 là thành phần đa số người sử dụng mạng truyền thông xã hội, nhưng nay việc sử dụng đang bành trướng từ gia đình bạn bè lan tới công chúng rộng lớn hơn.
Tuy nhiên, cuộc thăm dò nhận thấy rằng vào lúc bối cảnh mạng truyền thông xã hội bành trướng, nhiệt tình dành cho nó trong tư cách là một phương tiện truyền thông đã giảm sút. Theo kết quả của báo cáo thường niên lần thứ nhì của Kantar về Tác động Truyền thông Xã hội Trung Quốc, gần 65 phần trăm những người được thăm dò nói họ có cảm tưởng tích cực về mạng xã hội, sụt 12 phần trăm so với cuộc thăm dò kỳ trước.
Bà Trầm nói một số nêu ra rằng ý kiến của họ đối với mạng xã hội thay đổi bởi vì tác động của nói đối với giấc ngủ của họ và các tương tác xã hội tự nhiên với người khác. Bà nói những người khác bày tỏ sự quan ngại về cách thức nó ảnh hưởng đến khả năng tập trung và gây gián đoạn cho công việc thường nhật của họ.
Bà Trầm nói đồng thời, những người sử dụng mạng xã hội nêu ra quan ngại ngày càng nhiều về sự riêng tư cá nhân, với 30 phần trăm người bày tỏ quan ngại, tăng gần 10 phần trăm so với năm trước đó.
Bà nói trong khi mạng xã hội bành trướng, cũng có sự quan ngại về việc người sử dụng gầy ra những đội ngũ “bạn bè ảo” nhiều khi trở thành một sự khó chịu.
Mặc dầu cuộc thăm dò không đề cập đến tác động của những quy định bị siết lại đối với việc sử dụng mạng truyền thông xã hội, bà Trầm nói trong tư cách là một người ‘sử dụng nặng’ bản thân bà không tin rằng các quy định mới này sẽ dẫn tới việc sử dụng ít đi.
Bà nói với những ứng dụng mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc như WeChat, nhiều người nối kết với gia đình bạn bè biết mình là ai, mặc dù một số có thể mang những tên người sử dụng mới mẻ đầy sáng tạo.
Your browser doesn’t support HTML5