BẮC KINH —
Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du quốc tế đầu tiên trong tuần này, với các chặng dừng ở Ấn Ðộ, Pakistan, Thụy Sĩ và Ðức. Chuyến công du không những nêu bật các nỗ lực của Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ kinh tế ở châu Á và châu Âu mà còn để gia tăng ảnh hưởng chính trị của mình nữa. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Bill Ide ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Mặc dầu trời nóng khi Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc đến Ấn Ðộ trong tuần này, bang giao giữa hai đại cường Á châu dường như đã nguội bớt, chỉ vài tuần sau khi phải đối mặt với vụ tranh chấp biên giới gay go nhất từ nhiều năm nay.
Giáo sư trường Ðại học Quốc gia Singapore Kanti Bajpai nói cho đến giờ này, Thủ tướng Lý đã cố gắng thực hiện được vài bước tích cực, gợi nhớ chuyến thăm Ấn Ðộ đầu tiên của ông đến Ấn Ðộ cách đây 2 thập niên và tỏ ra là một người rất thân thiện và dễ dãi.
Ông Bajpai nói: “Tôi nghĩ điều có lẽ không được suôn xẻ, theo quan điểm của Trung Quốc, là Thủ tướng Ấn Ðộ đã phải đưa ra một vài lời nói thẳng thắn trong các phiên họp với nhau. Và một sự thay đổi đã diễn ra trong lập trường của Ấn Ðộ sau nhiều, rất nhiều năm, là ông Manmohan Singh đã tỏ ý cho thấy rằng việc lập lại bất kỳ hành vi xâm lấn nào đã xảy ra trong tháng trước sẽ khiến cho Ấn Ðộ gần như không thể nào nhìn Trung Quốc qua một lăng kính như thường lệ được nữa.”
Tháng trước, Ấn Ðộ kịch liệt phản đối điều mà họ nói là một hành vi xâm nhập của Trung Quốc vào khu vực Ladakh trong vùng Hy Mã Lạp Sơn. Binh sĩ của cả hai nước cuối cùng đã rút đi. Nhưng căng thẳng tăng đến mức gây quan ngại cho ngay cả các giới chức ở New Delhi có một quan điểm mềm dịu hơn đối với Trung Quốc.
Trung Quốc và Ấn Ðộ đều là các cường quốc kinh tế đang trỗi dậy và là thành viên của nhóm toàn cầu gọi là BRICS (là mẫu tự đầu tên các nước Brazil, Nga, Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nam Phi.) Hai nước này cạnh tranh với nhau, có nhiều lúc rất nghi kỵ lẫn nhau, nhưng cũng đang tích cực đi tìm những phương sách xây dựng hợp tác.
Ông Bajpai nói chọn Ấn Ðộ làm chặng dừng đầu tiên trong chuyến công du của Thủ tướng Trung Quốc là một hành động chặn trước về phía Bắc Kinh.
Ông Bajpai cho biết: "Tôi nghĩ phía Trung Quốc có một mối quan tâm mà họ thừa nhận qua chuyến đi này là bảo đảm rằng Ấn Ðộ không tách rời hẳn khỏi Trung Quốc, rằng Ấn Ðộ không đi một cách chắc chắn vào túi của Mỹ và không trở thành một quốc gia gây lo ngại như Philippin và Việt Nam.”
Sau khi ở Ấn Ðộ 3 ngày, ông Lý Khắc Cường ghé qua nước láng giềng Pakistan trước khi lên đường đi châu Ấu, là nơi các chuyên gia phân tích cho rằng Thủ tướng Trung Quốc cũng đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Bắc Kinh.
Tại Thụy Sĩ, Trung Quốc đang sắp hoàn tất thỏa thuận mậu dịch tự do thứ nhì với một quốc gia Âu châu không phải là một thành viên của Liên hiệp châu Âu. Tháng trước, Bắc Kinh đã ký thỏa thuận mậu dịch tự do đầu tiên với Iceland.
Bà Trương Lệ Hoa là giám đốc Trung tâm Khảo cứu về châu Âu tại trường Ðại học Thanh Hoa.
Bà Trương nói các hiệp định mậu dịch tự do sẽ tìm cách gửi một tín hiệu cho Liên hiệp châu Âu, thường can dự vào những vụ tranh chấp thương mại với Trung Quốc. Bà nói điều đó cũng sẽ giúp tăng cường mậu dịch hai chiều giữa hai nước.
Bà Trương nói: “Một mặt hiệp định mậu dịch tự do với Thụy Sĩ đang gửi một tín hiệu tới Liên hiệp châu Âu. Trung Quốc và EU thường có những vụ tranh chấp thương mại. Quan hệ mậu dịch với Thụy Sĩ tốt hơn và ít có tranh chấp hơn. Ðồng thời, nó cũng giúp tăng cường mậu dịch hai chiều giữa hai nước.”
Ông Jonas Parello-Plesner, một thành viên cấp cao về chính sách của Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Ấu, đồng ý rằng thông điệp mà Trung Quốc tìm cách gửi đi qua việc ký các hiệp định là họ mở cửa để giao thương. Nhưng ông nói thêm rằng, nhiều nước ở châu Âu không những quan tâm về thương mại tự do, mà còn cả về thương mại công bằng nữa.
Ông Plesner nói: “Cảm nghĩ ở châu Âu, nhất là ở Brussels vào lúc này, là thương mại tự do là một con đường hai chiều và cơ bản Trung Quốc đã không thừa nhận điều đó giống như châu Âu. 10 năm vừa qua kể từ khi Trung Quốc gia nhập EU và WTO vẫn chưa thực sự đem lại một sự cởi mở thêm nhiều lãnh vực, và Trung Quốc đang xen việc trợ giá vào những lãnh vực khác.”
Hiện thời, Liên hiệp châu Âu từ chối không cứu xét một thỏa thuận mậu dịch tự do với Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc đưa ra điều kiện tiên quyết là Âu châu phải xem nền kinh tế Trung quốc là một nền kinh tế thị trường tự do - một cái nhãn mà nhiều nước ở châu Ấu và các quốc gia Tây phương khác cảm thấy Trung Quốc vẫn chưa xứng đáng.
Tuy nhiên, Trung Quốc hy vọng rằng chuyến thăm của ông Lý đến Thụy Sĩ, và chặng dừng mới nhất ở Ðức, cũng sẽ có một tác động đối với phần còn lại của châu Âu.
Ðức là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu và Trung Quốc là nơi đến hàng đầu của các mặt hàng xuất khẩu của Ðức.
Ông Parallo-Plesner nói quyết định của Trung Quốc khởi đầu chuyến công du của Thủ tướng Lý Khắc Cường ở Ấn Ðộ và kết thúc ở Ðức nêu bật đường lối đối ngoại hướng về nhiều chiều của nước này.
Ông Plesner nói tiếp: “Ðó là hai nền kinh tế lớn, quan trọng về nhiều mặt khác nhau. Ðức, là vì nền kỹ thuật cung cấp cho Trung Quốc trong giai đoạn tăng trưởng sắp tới. Ấn Ðộ, là vì đó là nước láng giềng lớn, bởi lẽ Ấn Độ là một phần của khối BRICS và có thể nói là một trật tự thế giới mới đang xuất hiện.”
Sau chặng dừng chân ở Ðức, Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ trở về Bắc Kinh vào ngày 27 tháng 5.
Mặc dầu trời nóng khi Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc đến Ấn Ðộ trong tuần này, bang giao giữa hai đại cường Á châu dường như đã nguội bớt, chỉ vài tuần sau khi phải đối mặt với vụ tranh chấp biên giới gay go nhất từ nhiều năm nay.
Giáo sư trường Ðại học Quốc gia Singapore Kanti Bajpai nói cho đến giờ này, Thủ tướng Lý đã cố gắng thực hiện được vài bước tích cực, gợi nhớ chuyến thăm Ấn Ðộ đầu tiên của ông đến Ấn Ðộ cách đây 2 thập niên và tỏ ra là một người rất thân thiện và dễ dãi.
Ông Bajpai nói: “Tôi nghĩ điều có lẽ không được suôn xẻ, theo quan điểm của Trung Quốc, là Thủ tướng Ấn Ðộ đã phải đưa ra một vài lời nói thẳng thắn trong các phiên họp với nhau. Và một sự thay đổi đã diễn ra trong lập trường của Ấn Ðộ sau nhiều, rất nhiều năm, là ông Manmohan Singh đã tỏ ý cho thấy rằng việc lập lại bất kỳ hành vi xâm lấn nào đã xảy ra trong tháng trước sẽ khiến cho Ấn Ðộ gần như không thể nào nhìn Trung Quốc qua một lăng kính như thường lệ được nữa.”
Tháng trước, Ấn Ðộ kịch liệt phản đối điều mà họ nói là một hành vi xâm nhập của Trung Quốc vào khu vực Ladakh trong vùng Hy Mã Lạp Sơn. Binh sĩ của cả hai nước cuối cùng đã rút đi. Nhưng căng thẳng tăng đến mức gây quan ngại cho ngay cả các giới chức ở New Delhi có một quan điểm mềm dịu hơn đối với Trung Quốc.
Trung Quốc và Ấn Ðộ đều là các cường quốc kinh tế đang trỗi dậy và là thành viên của nhóm toàn cầu gọi là BRICS (là mẫu tự đầu tên các nước Brazil, Nga, Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nam Phi.) Hai nước này cạnh tranh với nhau, có nhiều lúc rất nghi kỵ lẫn nhau, nhưng cũng đang tích cực đi tìm những phương sách xây dựng hợp tác.
Ông Bajpai nói chọn Ấn Ðộ làm chặng dừng đầu tiên trong chuyến công du của Thủ tướng Trung Quốc là một hành động chặn trước về phía Bắc Kinh.
Ông Bajpai cho biết: "Tôi nghĩ phía Trung Quốc có một mối quan tâm mà họ thừa nhận qua chuyến đi này là bảo đảm rằng Ấn Ðộ không tách rời hẳn khỏi Trung Quốc, rằng Ấn Ðộ không đi một cách chắc chắn vào túi của Mỹ và không trở thành một quốc gia gây lo ngại như Philippin và Việt Nam.”
Sau khi ở Ấn Ðộ 3 ngày, ông Lý Khắc Cường ghé qua nước láng giềng Pakistan trước khi lên đường đi châu Ấu, là nơi các chuyên gia phân tích cho rằng Thủ tướng Trung Quốc cũng đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Bắc Kinh.
Tại Thụy Sĩ, Trung Quốc đang sắp hoàn tất thỏa thuận mậu dịch tự do thứ nhì với một quốc gia Âu châu không phải là một thành viên của Liên hiệp châu Âu. Tháng trước, Bắc Kinh đã ký thỏa thuận mậu dịch tự do đầu tiên với Iceland.
Bà Trương Lệ Hoa là giám đốc Trung tâm Khảo cứu về châu Âu tại trường Ðại học Thanh Hoa.
Bà Trương nói các hiệp định mậu dịch tự do sẽ tìm cách gửi một tín hiệu cho Liên hiệp châu Âu, thường can dự vào những vụ tranh chấp thương mại với Trung Quốc. Bà nói điều đó cũng sẽ giúp tăng cường mậu dịch hai chiều giữa hai nước.
Bà Trương nói: “Một mặt hiệp định mậu dịch tự do với Thụy Sĩ đang gửi một tín hiệu tới Liên hiệp châu Âu. Trung Quốc và EU thường có những vụ tranh chấp thương mại. Quan hệ mậu dịch với Thụy Sĩ tốt hơn và ít có tranh chấp hơn. Ðồng thời, nó cũng giúp tăng cường mậu dịch hai chiều giữa hai nước.”
Ông Jonas Parello-Plesner, một thành viên cấp cao về chính sách của Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Ấu, đồng ý rằng thông điệp mà Trung Quốc tìm cách gửi đi qua việc ký các hiệp định là họ mở cửa để giao thương. Nhưng ông nói thêm rằng, nhiều nước ở châu Âu không những quan tâm về thương mại tự do, mà còn cả về thương mại công bằng nữa.
Ông Plesner nói: “Cảm nghĩ ở châu Âu, nhất là ở Brussels vào lúc này, là thương mại tự do là một con đường hai chiều và cơ bản Trung Quốc đã không thừa nhận điều đó giống như châu Âu. 10 năm vừa qua kể từ khi Trung Quốc gia nhập EU và WTO vẫn chưa thực sự đem lại một sự cởi mở thêm nhiều lãnh vực, và Trung Quốc đang xen việc trợ giá vào những lãnh vực khác.”
Hiện thời, Liên hiệp châu Âu từ chối không cứu xét một thỏa thuận mậu dịch tự do với Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc đưa ra điều kiện tiên quyết là Âu châu phải xem nền kinh tế Trung quốc là một nền kinh tế thị trường tự do - một cái nhãn mà nhiều nước ở châu Ấu và các quốc gia Tây phương khác cảm thấy Trung Quốc vẫn chưa xứng đáng.
Tuy nhiên, Trung Quốc hy vọng rằng chuyến thăm của ông Lý đến Thụy Sĩ, và chặng dừng mới nhất ở Ðức, cũng sẽ có một tác động đối với phần còn lại của châu Âu.
Ðức là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu và Trung Quốc là nơi đến hàng đầu của các mặt hàng xuất khẩu của Ðức.
Ông Parallo-Plesner nói quyết định của Trung Quốc khởi đầu chuyến công du của Thủ tướng Lý Khắc Cường ở Ấn Ðộ và kết thúc ở Ðức nêu bật đường lối đối ngoại hướng về nhiều chiều của nước này.
Ông Plesner nói tiếp: “Ðó là hai nền kinh tế lớn, quan trọng về nhiều mặt khác nhau. Ðức, là vì nền kỹ thuật cung cấp cho Trung Quốc trong giai đoạn tăng trưởng sắp tới. Ấn Ðộ, là vì đó là nước láng giềng lớn, bởi lẽ Ấn Độ là một phần của khối BRICS và có thể nói là một trật tự thế giới mới đang xuất hiện.”
Sau chặng dừng chân ở Ðức, Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ trở về Bắc Kinh vào ngày 27 tháng 5.