Nhóm Giám sát Liên Hiệp Quốc về Somalia và Eritrea nói rằng Trung tâm Thanh niên Hồi giáo Kenya - một tổ chức bị cáo buộc đã tuyển mộ chiến binh cho nhóm chủ chiến al-Shabab của Somalia - đã đổi tên và tái tổ chức các hội viên. Tuy nhiên, thông tín viên Mohammed Yusuf của Đài VOA tường trình từ Nairobi rằng điều không thay đổi là các thành viên của Trung tâm Thanh niên Hồi giáo Kenya vẫn duy trì liên hệ với nhóm chủ chiến al-Shabab của Somalia.
Phúc trình mới của Tổ chức Giám sát Liên Hiệp Quốc - được tiết lộ trước đây trong tuần - không cho biết nhiều chi tiết về các hoạt động gần đây của Trung tâm Thanh niên Hồi giáo Kenya (MYC), so với phúc trình năm 2011, phác họa những hoạt động của trung tâm này trong việc tuyển mộ và gây quỹ cho al-Shabab.
Sau khi phúc trình được công bố, một nhóm cư dân Majengo, một khu ngoại ô của Nairobi, đã ra trước tòa thách thức ảnh hưởng của MYC tại ngôi đền Hồi giáo Pumwani Riyadha ở địa phương.
Ông Mahfoodh Awadhi, một lãnh đạo thanh niên tại Majengo, cũng là Chủ tịch Hội đồng Vận động Hồi giáo Quốc gia ở Nairobi, nói cộng đồng của ông rất ngạc nhiên khi Tòa cho phép một ủy ban có liên hệ với MYC, được tiếp tục giám sát ngôi đền, nhất là trong các điều kiện ngôi đền đã bị tố cáo là có liên hệ với các nhóm chủ chiến.
Ông Awadhi nói: “Có hai phán quyết của Tòa án hạn chế, không cho phép tổ chức này điều hành ngôi đền. Thế rồi một thẩm phán khác đảm nhận vụ án sau đó. Ông này phán rằng hộ tịch viên phải công nhận tổ chức liên hệ. Họ được đề cập là có dính líu tới những hoạt động tuyển mộ và hỗ trợ cho al-Shabab.”
Tòa án đã ra lệnh cho Ủy ban Giám sát đền Riyadha bầu một cấp lãnh đạo mới và cho phép giới chức hộ tịch chủ tọa cuộc biểu quyết.
Tuy nhiên những tài liệu mà đài VOA có được từ giới chức này cho thấy là thay vào đó, ngôi đền chỉ cải tổ nhân sự trong nội bộ cấp chỉ huy hiện nay, và chỉ bổ nhiệm có 3 thành viên mới trong tất cả 17 thành viên tại hội đồng quản trị.
Bà Hadija Nduta Njiguna, một trong những thành viên mới, được đề cử làm phụ tá Tổng thư ký và là phụ nữ duy nhất trong hội đồng.
Theo nhiều nguồn tin, bà Njuguna là vợ cũ của ông Ahmed Iman Ali, cựu Tổng thư ký của ủy ban này, nhân vật bị nêu danh trong phúc trình năm 2011 của Liên Hiệp Quốc vì đã chỉ huy quân al-Shabab ở Somalia.
Một thành viên khác được liệt kê là thành viên của Ủy ban quản lý ngôi đền, ông Mohamed Mwai Abbas, bị nghi là đã được huấn luyện làm chiến binh al-Shabab tại Somalia.
Người đứng đầu Hội Luật gia Kenya, Apollo Mboya nói cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho đăng ký các tổ chức và những nhóm khả nghi.
Mặc dù ông Mboya nói cải cách là điều cần thiết, ông thừa nhận rằng thu thập chứng cớ cần thiết để chứng minh những mối liên hệ với khủng bố, và truy tố ra tòa, thì rất khó khăn. Ông nói thêm vì lẽ đó, người Kenya không nên quy lỗi cho Tòa án về chuyện phóng thích các nghi can khủng bố, hay những người bị tình nghi là có liên hệ tới những hoạt động khủng bố.
Trung tâm Thanh niên Hồi giáo được thành lập vào tháng 12 năm 2008 như một tổ chức dựa vào cộng đồng nhằm tạo sức mạnh cho thanh niên và khuyến khích hòa bình.
Nhưng trên thực tế, tổ chức này đã tham gia tuyển mộ thanh niên Kenya để sát cánh chiến đấu với nhóm chủ chiến al-Shabab và một số thành viên của tổ chức này công khai khoe rằng họ có liên hệ với al-Qaida.
Phúc trình mới của Tổ chức Giám sát Liên Hiệp Quốc - được tiết lộ trước đây trong tuần - không cho biết nhiều chi tiết về các hoạt động gần đây của Trung tâm Thanh niên Hồi giáo Kenya (MYC), so với phúc trình năm 2011, phác họa những hoạt động của trung tâm này trong việc tuyển mộ và gây quỹ cho al-Shabab.
Sau khi phúc trình được công bố, một nhóm cư dân Majengo, một khu ngoại ô của Nairobi, đã ra trước tòa thách thức ảnh hưởng của MYC tại ngôi đền Hồi giáo Pumwani Riyadha ở địa phương.
Ông Mahfoodh Awadhi, một lãnh đạo thanh niên tại Majengo, cũng là Chủ tịch Hội đồng Vận động Hồi giáo Quốc gia ở Nairobi, nói cộng đồng của ông rất ngạc nhiên khi Tòa cho phép một ủy ban có liên hệ với MYC, được tiếp tục giám sát ngôi đền, nhất là trong các điều kiện ngôi đền đã bị tố cáo là có liên hệ với các nhóm chủ chiến.
Ông Awadhi nói: “Có hai phán quyết của Tòa án hạn chế, không cho phép tổ chức này điều hành ngôi đền. Thế rồi một thẩm phán khác đảm nhận vụ án sau đó. Ông này phán rằng hộ tịch viên phải công nhận tổ chức liên hệ. Họ được đề cập là có dính líu tới những hoạt động tuyển mộ và hỗ trợ cho al-Shabab.”
Tòa án đã ra lệnh cho Ủy ban Giám sát đền Riyadha bầu một cấp lãnh đạo mới và cho phép giới chức hộ tịch chủ tọa cuộc biểu quyết.
Tuy nhiên những tài liệu mà đài VOA có được từ giới chức này cho thấy là thay vào đó, ngôi đền chỉ cải tổ nhân sự trong nội bộ cấp chỉ huy hiện nay, và chỉ bổ nhiệm có 3 thành viên mới trong tất cả 17 thành viên tại hội đồng quản trị.
Bà Hadija Nduta Njiguna, một trong những thành viên mới, được đề cử làm phụ tá Tổng thư ký và là phụ nữ duy nhất trong hội đồng.
Theo nhiều nguồn tin, bà Njuguna là vợ cũ của ông Ahmed Iman Ali, cựu Tổng thư ký của ủy ban này, nhân vật bị nêu danh trong phúc trình năm 2011 của Liên Hiệp Quốc vì đã chỉ huy quân al-Shabab ở Somalia.
Một thành viên khác được liệt kê là thành viên của Ủy ban quản lý ngôi đền, ông Mohamed Mwai Abbas, bị nghi là đã được huấn luyện làm chiến binh al-Shabab tại Somalia.
Người đứng đầu Hội Luật gia Kenya, Apollo Mboya nói cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho đăng ký các tổ chức và những nhóm khả nghi.
Mặc dù ông Mboya nói cải cách là điều cần thiết, ông thừa nhận rằng thu thập chứng cớ cần thiết để chứng minh những mối liên hệ với khủng bố, và truy tố ra tòa, thì rất khó khăn. Ông nói thêm vì lẽ đó, người Kenya không nên quy lỗi cho Tòa án về chuyện phóng thích các nghi can khủng bố, hay những người bị tình nghi là có liên hệ tới những hoạt động khủng bố.
Trung tâm Thanh niên Hồi giáo được thành lập vào tháng 12 năm 2008 như một tổ chức dựa vào cộng đồng nhằm tạo sức mạnh cho thanh niên và khuyến khích hòa bình.
Nhưng trên thực tế, tổ chức này đã tham gia tuyển mộ thanh niên Kenya để sát cánh chiến đấu với nhóm chủ chiến al-Shabab và một số thành viên của tổ chức này công khai khoe rằng họ có liên hệ với al-Qaida.