Tổng thống Barack Obama đã gặp riêng thân nhân của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, người đang lâm trọng bệnh.
Tổng thống Obama thăm thân nhân của biểu tượng chống apartheid tại Johannesburg vào ngày thứ Bảy, một ít lâu sau khi ông gặp Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma.
Ông Mandela được đưa vội vào một bệnh viện tại Pretoria vào ngày 8 tháng 6 vì viêm phổi tái phát. Tòa Bạch Ốc nói Tổng thống Obama sẽ không gặp nhà cựu lãnh đạo 94 tuổi trong chuyến đi thăm Nam Phi.
Tuy nhiên trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Zuma, Tổng thống Obama đưa ra những lời bày tỏ tình cảm đối với ông Mandela:
“Ý nghĩ của chúng tôi và những người Mỹ cũng như các người dân khác trên toàn thế giới đều hướng về ông Nelson Mandela và gia đình, và toàn thể người dân Nam Phi. Cuộc đấu tranh tại đây chống apartheid , vì tự do, lòng dũng cảm của ông Mandela, sự chuyển đổi lịch sử của nước này sang một quốc gia tự do và dân chủ là một nguồn hứng khởi đối với bản thân tôi, đây cũng là một niềm hứng khởi đối với thế giới và vẫn tiếp tục trong tương lai.”
Hôm thứ Bảy, Tổng thống Zuma nói bệnh tình ông Nelson Mandela vẫn nguy kịch nhưng ổn định. Ông bày tỏ hy vọng về sự bình phục của ông Mandela:
“Các bác sĩ chăm sóc cho ông làm đủ mọi cách, và ở đây có các bác sĩ giỏi nhất để chữa trị cho ông. Chúng tôi đặt hy vọng vào những bác sĩ này. Chúng tôi hy vọng là ông sớm xuất viện.”
Tổng thống Zuma cũng nói Tổng thống Obama và cựu Tổng thống Mandela đã chia sẻ cùng một chỗ đứng trong lịch sử như là tổng thống da đen đầu tiên tại hai nước,
“cả hai ông đều thực hiện ước mơ của hàng triệu người tại châu Phi và trong cộng đồng ở hải ngoại trước đây bị áp bức.”
Tổng thống Obama nói rằng ông Mandela hiểu được là quyền lợi của quốc gia quan trọng hơn quyền lợi của một người. Phát biểu này rõ ràng là muốn nói tới Tổng thống Robert Mugabe của Zimbabué, là người đã cai trị nước này với bàn tay sắt trong hơn 30 năm nay.
Ông Mandela chỉ giữ chức tổng thống ở Nam Phi trong một nhiệm kỳ trước khi rút lui vào năm 1999.
Ông Mandela được xem là anh hùng dân tộc ở Nam Phi vì vai trò của ông trong việc chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid và quyền cai trị của người da trắng thiểu số. Sau khi trải qua 27 năm trong tù, ông được trao Giải Nobel Hòa bình vào năm 1993.
Tổng thống Obama thăm thân nhân của biểu tượng chống apartheid tại Johannesburg vào ngày thứ Bảy, một ít lâu sau khi ông gặp Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma.
Ông Mandela được đưa vội vào một bệnh viện tại Pretoria vào ngày 8 tháng 6 vì viêm phổi tái phát. Tòa Bạch Ốc nói Tổng thống Obama sẽ không gặp nhà cựu lãnh đạo 94 tuổi trong chuyến đi thăm Nam Phi.
Tuy nhiên trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Zuma, Tổng thống Obama đưa ra những lời bày tỏ tình cảm đối với ông Mandela:
“Ý nghĩ của chúng tôi và những người Mỹ cũng như các người dân khác trên toàn thế giới đều hướng về ông Nelson Mandela và gia đình, và toàn thể người dân Nam Phi. Cuộc đấu tranh tại đây chống apartheid , vì tự do, lòng dũng cảm của ông Mandela, sự chuyển đổi lịch sử của nước này sang một quốc gia tự do và dân chủ là một nguồn hứng khởi đối với bản thân tôi, đây cũng là một niềm hứng khởi đối với thế giới và vẫn tiếp tục trong tương lai.”
Hôm thứ Bảy, Tổng thống Zuma nói bệnh tình ông Nelson Mandela vẫn nguy kịch nhưng ổn định. Ông bày tỏ hy vọng về sự bình phục của ông Mandela:
“Các bác sĩ chăm sóc cho ông làm đủ mọi cách, và ở đây có các bác sĩ giỏi nhất để chữa trị cho ông. Chúng tôi đặt hy vọng vào những bác sĩ này. Chúng tôi hy vọng là ông sớm xuất viện.”
Tổng thống Zuma cũng nói Tổng thống Obama và cựu Tổng thống Mandela đã chia sẻ cùng một chỗ đứng trong lịch sử như là tổng thống da đen đầu tiên tại hai nước,
“cả hai ông đều thực hiện ước mơ của hàng triệu người tại châu Phi và trong cộng đồng ở hải ngoại trước đây bị áp bức.”
Tổng thống Obama nói rằng ông Mandela hiểu được là quyền lợi của quốc gia quan trọng hơn quyền lợi của một người. Phát biểu này rõ ràng là muốn nói tới Tổng thống Robert Mugabe của Zimbabué, là người đã cai trị nước này với bàn tay sắt trong hơn 30 năm nay.
Ông Mandela chỉ giữ chức tổng thống ở Nam Phi trong một nhiệm kỳ trước khi rút lui vào năm 1999.
Ông Mandela được xem là anh hùng dân tộc ở Nam Phi vì vai trò của ông trong việc chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid và quyền cai trị của người da trắng thiểu số. Sau khi trải qua 27 năm trong tù, ông được trao Giải Nobel Hòa bình vào năm 1993.