Khủng hoảng chính trị ở Tunisia nghiêm trọng thêm khi cảnh sát đụng độ với người biểu tình và sử dụng hơi cay sau khi đảng cầm quyền Hồi giáo Ennahdha bác bỏ một kế hoạch thành lập chính phủ mới.
Các cuộc biểu tình đã lan rộng khắp nước sau vụ ám sát ông Chokri Belaid, chính trị gia đối lập thế tục hàng đầu. Ông là một chống đối mạnh mẽ phe Hồi giáo ôn hòa đang cầm quyền và phe cứng rắn, mà người Tunisia gọi là Salafist, đang ngày càng có ảnh hưởng.
Những cảnh tượng này gợi nhớ một cách kỳ lạ cuộc cách mạng Tunisia cách đây hai năm. Và giống như bấy giờ, các nhà lãnh đạo Tunisia nhượng bộ trước cơn thịnh nộ của công chúng và công bố giải thể chính phủ.
Phát biểu trước quốc gia vào đêm thứ tư, Thủ tướng Hamadi Jebali cho biết ông sẽ thành lập một nội các mới với các nhà kỹ trị không có liên kết bè phái chính trị. Ông cho biết chính phủ này sẽ nắm quyền cho đến khi cuộc bầu cử mới, được tổ chức sớm nhất khi có thể.
Nhiều giờ sau đó, đảng cầm quyền Ennahdha đã bác bỏ tuyên bố giải thể trên, nhưng cho biết các cuộc đàm phán đã được tiến hành để lập một chính phủ liên minh.
Suy đoán về động cơ
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Tunis, chính trị gia đối lập Selma Rekik của đảng thế tục Nidaa Tounes suy đoán vụ bắn chết ông Belaid đã được lên kế hoạch trong một thời gian dài.
Ông Rekik cáo buộc rằng có một danh sách gồm những nhân vật thế tục khác nằm trong mục tiêu bị tấn công. Gia đình của ông Belaid đã đổ lỗi cho đảng Ennahdha phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông nhưng đảng này phủ nhận quyết liệt.
Bà góa phụ Rekik cho biết bà đang chờ đợi kết quả của cuộc điều tra. Nhưng bà cho rằng chính phủ phải giải tán "Liên đoàn Bảo vệ Cách mạng", một nhóm các chiến binh đứng trong bóng tối ủng hộ Đảng Ennahdha đã bị đổ lỗi cho những cuộc tấn công vào các nhóm thế tục đối lập và các tổ chức công đoàn trong những tháng gần đây.
Cuộc xung đột bạo lực mới đã làm rung chuyển quốc gia Bắc Phi đã có thời hòa bình và trung thành với con đường thế tục này, và cộng đồng quốc tế đã đánh giá cao những bước tiến tới dân chủ của Tunisia.
Phát biểu từ Tunis, Phó giám đốc tổ chức Nhân Quyền Human Rights Watch, HRW, ông Eric Goldstein cho biết cái chết của ông Belaid có thể là vụ ám sát chính trị đầu tiên của Tunisia trong vòng nửa thế kỷ qua. Giống như các tổ chức khác, HTW yêu cầu cần có một cuộc điều tra kỹ lưỡng.
"Viễn cảnh Algeria không xa", ông nói. "Nói cách khác, Algeria trong những năm 1990 đã trải qua bạo lực chính trị mạnh mẽ và sâu rộng. Tunisia chưa bao giờ gặp tình thế đó - nhưng vụ mưu sát này là một cái gì đó mà chúng tôi nghĩ rằng Tunisia sẽ không bao gặp phải. Vì vậy mà công chúng còn khá băn khoăn."
Bà góa phụ Rekik là một trong số nhiều người Tunisia đang vạch trần sự khác biệt hoàn toàn giữa tình trạng bất ổn hiện tại và tình trạng 2 năm trước đây khi nhà độc tài Zine al-Abidine Ben Ali bị lật đổ.
Trong cuộc cách mạng năm 2011, bà Rekik nói, người Tunisia đã đoàn kết trong nguyện vọng lật đổ chế độ Ben Ali. Ngày nay, bà nói, đất nước bị phân chia giữa người theo đạo Hồi và không theo đạo Hồi, bầu cử thì bị trì hoãn, và không có gì gọi là chắc chắn.
Ông Belaid sẽ được chôn cất hôm thứ Sáu.
Các tổ chức công đoàn đã kêu gọi một cuộc tổng đình công trong ngày đó để phản đối vụ giết hại ông ta.
http://www.voanews.com/flashembed.aspx?t=phg&id=1598115&w=640&h=506&skin=embeded
Các cuộc biểu tình đã lan rộng khắp nước sau vụ ám sát ông Chokri Belaid, chính trị gia đối lập thế tục hàng đầu. Ông là một chống đối mạnh mẽ phe Hồi giáo ôn hòa đang cầm quyền và phe cứng rắn, mà người Tunisia gọi là Salafist, đang ngày càng có ảnh hưởng.
Những cảnh tượng này gợi nhớ một cách kỳ lạ cuộc cách mạng Tunisia cách đây hai năm. Và giống như bấy giờ, các nhà lãnh đạo Tunisia nhượng bộ trước cơn thịnh nộ của công chúng và công bố giải thể chính phủ.
Phát biểu trước quốc gia vào đêm thứ tư, Thủ tướng Hamadi Jebali cho biết ông sẽ thành lập một nội các mới với các nhà kỹ trị không có liên kết bè phái chính trị. Ông cho biết chính phủ này sẽ nắm quyền cho đến khi cuộc bầu cử mới, được tổ chức sớm nhất khi có thể.
Nhiều giờ sau đó, đảng cầm quyền Ennahdha đã bác bỏ tuyên bố giải thể trên, nhưng cho biết các cuộc đàm phán đã được tiến hành để lập một chính phủ liên minh.
Suy đoán về động cơ
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Tunis, chính trị gia đối lập Selma Rekik của đảng thế tục Nidaa Tounes suy đoán vụ bắn chết ông Belaid đã được lên kế hoạch trong một thời gian dài.
Ông Rekik cáo buộc rằng có một danh sách gồm những nhân vật thế tục khác nằm trong mục tiêu bị tấn công. Gia đình của ông Belaid đã đổ lỗi cho đảng Ennahdha phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông nhưng đảng này phủ nhận quyết liệt.
Bà góa phụ Rekik cho biết bà đang chờ đợi kết quả của cuộc điều tra. Nhưng bà cho rằng chính phủ phải giải tán "Liên đoàn Bảo vệ Cách mạng", một nhóm các chiến binh đứng trong bóng tối ủng hộ Đảng Ennahdha đã bị đổ lỗi cho những cuộc tấn công vào các nhóm thế tục đối lập và các tổ chức công đoàn trong những tháng gần đây.
Cuộc xung đột bạo lực mới đã làm rung chuyển quốc gia Bắc Phi đã có thời hòa bình và trung thành với con đường thế tục này, và cộng đồng quốc tế đã đánh giá cao những bước tiến tới dân chủ của Tunisia.
Phát biểu từ Tunis, Phó giám đốc tổ chức Nhân Quyền Human Rights Watch, HRW, ông Eric Goldstein cho biết cái chết của ông Belaid có thể là vụ ám sát chính trị đầu tiên của Tunisia trong vòng nửa thế kỷ qua. Giống như các tổ chức khác, HTW yêu cầu cần có một cuộc điều tra kỹ lưỡng.
"Viễn cảnh Algeria không xa", ông nói. "Nói cách khác, Algeria trong những năm 1990 đã trải qua bạo lực chính trị mạnh mẽ và sâu rộng. Tunisia chưa bao giờ gặp tình thế đó - nhưng vụ mưu sát này là một cái gì đó mà chúng tôi nghĩ rằng Tunisia sẽ không bao gặp phải. Vì vậy mà công chúng còn khá băn khoăn."
Bà góa phụ Rekik là một trong số nhiều người Tunisia đang vạch trần sự khác biệt hoàn toàn giữa tình trạng bất ổn hiện tại và tình trạng 2 năm trước đây khi nhà độc tài Zine al-Abidine Ben Ali bị lật đổ.
Trong cuộc cách mạng năm 2011, bà Rekik nói, người Tunisia đã đoàn kết trong nguyện vọng lật đổ chế độ Ben Ali. Ngày nay, bà nói, đất nước bị phân chia giữa người theo đạo Hồi và không theo đạo Hồi, bầu cử thì bị trì hoãn, và không có gì gọi là chắc chắn.
Ông Belaid sẽ được chôn cất hôm thứ Sáu.
Các tổ chức công đoàn đã kêu gọi một cuộc tổng đình công trong ngày đó để phản đối vụ giết hại ông ta.
http://www.voanews.com/flashembed.aspx?t=phg&id=1598115&w=640&h=506&skin=embeded