Việt Nam tổ chức quốc tang tưởng niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong hai ngày 12 và 13/10. Các nơi công cộng sẽ treo cờ rũ và các sinh hoạt vui chơi giải trí được lệnh ngưng hoạt động.
Linh cữu Tướng Giáp được quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng được tổ chức tại đây từ sáng ngày 12/10, một ngày trước khi cử hành lễ truy điệu lúc 7 giờ ngày 13/10.
Lễ an táng cũng được tổ chức cùng ngày tại quê nhà của ông ở tỉnh Quảng Bình, theo nguyện vọng của chính Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Hàng chục ngàn người hôm qua 6/10 đã xếp hàng dài nhiều giờ đồng hồ bên ngoài tư gia của Tướng Giáp tại trung tâm Hà Nội chờ đến lượt vào viếng ông và bày tỏ lòng thương tiếc một trong những vị anh hùng được kính trọng nhất tại Việt Nam qua đời hôm 4/10, thọ 102 tuổi.
Tin Tướng Giáp từ trần khơi dậy làn sóng chia buồn trên khắp các trang mạng xã hội. Dư luận, truyền thông trong và ngoài nước cũng đồng loạt đăng tải nhiều bài viết về người đã lập nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, một chuyên gia quốc tế chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có công biến Việt Nam thành kiểu mẫu cho các cuộc cách mạng khác trên thế giới.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện quốc phòng Úc, cho rằng sự nghiệp của Tướng Võ Nguyên Giáp có thể chia thành 3 giai đoạn chính. Giai đoạn đầu từ 1944 đến 1972, 1973 khi ông đích thực là tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy. Giai đoạn thứ nhì là trong công cuộc thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam còn được gọi là cuộc chiến chống Mỹ kết thúc năm 1975. Và đoạn cuối sự nghiệp của ông là quảng thời gian ông về hưu vào năm 1991, lúc 80 tuổi.
Vẫn theo nghiên cứu gia Carl Thayer, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà chiến lược quân sự tự học và cũng tự rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm của mình, nhất là trong trong giai đoạn 1950-1951.
Giáo sư Thayer nói Tướng Giáp tin rằng chính trị và sách lược quân sự là hai vấn đề song hành với nhau và rằng các cuộc chiến tranh cần phải có thời gian.
Tài quân sự nổi tiếng thế giới của vị Tướng này được thể hiện qua trận Điện Biên Phủ, đánh bại quân đội Pháp.
Giáo sư Carl Thayer:
“Đánh bại một quân đội hùng mạnh ở Châu Âu thời bấy giờ bằng chiến thuật chiến tranh du kích chứng minh cho các dân tộc bị thuộc địa thấy rằng nếu họ phải bước vào chiến tranh, họ có hy vọng chiến thắng bằng cách kéo dài cuộc chiến.”
Giáo sư Carl Thayer nhận xét chiến thắng Điện Biên Phủ là thành tựu lớn Tướng Giáp đóng góp cho lịch sử Việt Nam nói riêng và cho phong trào chống thuộc địa ở nhiều nơi khác nói chung.
Ảnh hưởng của Tướng Giáp bị suy yếu dần kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969. Ông bị loại khỏi Bộ Chính trị năm 1982. Gần một thập niên sau, vào năm 1991, ông bị gạt ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, rời khỏi chức Phó Thủ tướng và Ủy viên Trung ương Đảng, về nghỉ hưu ở tuổi 80.
Theo giới phân tích, dù đánh bại các kẻ thù nước ngoài hùng mạnh trong chiến tranh như ‘thực dân Pháp’ hay ‘đế quốc Mỹ’, nhưng kết cục đời binh nghiệp của mình, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cuối cùng lại bị mất quyền lực trước các đối thủ chính trị ngay trong chính quyền cộng sản Việt Nam.
Nguyên nhân, theo chuyên gia phân tích chính trị Việt Nam Carl Thayer, là vì:
“Tướng Giáp là thành viên duy nhất trong Bộ Chính trị được học nền giáo dục phương Tây mà trong nội bộ có những người rất thân Trung Quốc trong khi ông Giáp luôn là một người theo chủ nghĩa dân tộc, đặt dân tộc Việt Nam lên hàng đầu, cho nên, ông phải đương đầu với nhiều thách thức.”
Về cuối đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khuyến khích các mối quan hệ ấm nồng hơn giữa Việt Nam với nước Mỹ cựu thù và mạnh mẽ lên tiếng về các vấn đề xã hội.
Một trong những việc làm của ông được quần chúng ủng hộ là công khai phản đối dự án khai thác bauxit Tây Nguyên vào năm 2009 vì mục đích bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia.
Dự án khai thác mỏ bauxit ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam với đối tác Trung Quốc gây nhiều tranh cãi trong công luận liên quan đến an ninh quốc gia, quốc phòng, hiệu quả kinh tế, và tác hại môi trường sinh thái. Ít nhất Tướng Giáp đã 3 lần gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị dừng dự án, nhưng không được hồi đáp.
Ông cũng chống lại việc phá bỏ Hội trường Ba Đình nhiều di tích.
Tuy nhiên, cả hai dự án bị ông phản đối này đều được xúc tiến như kế hoạch.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho.
Ông bắt đầu hoạt động chính trị tích cực từ những năm 1920 và là một ký giả trước khi tham gia Đảng Tân Việt cách mạng vào năm 1927, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông ra đi, để lại bà Đặng Bích Hà, người vợ của ông từ năm 1949, cùng 4 người con.
Sau khi Tướng Giáp từ trần, Việt Nam loan báo Hà Nội sẽ có đường mang tên Võ Nguyên Giáp.
Một số hình ảnh về Tướng Giáp
Linh cữu Tướng Giáp được quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng được tổ chức tại đây từ sáng ngày 12/10, một ngày trước khi cử hành lễ truy điệu lúc 7 giờ ngày 13/10.
Lễ an táng cũng được tổ chức cùng ngày tại quê nhà của ông ở tỉnh Quảng Bình, theo nguyện vọng của chính Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Hàng chục ngàn người hôm qua 6/10 đã xếp hàng dài nhiều giờ đồng hồ bên ngoài tư gia của Tướng Giáp tại trung tâm Hà Nội chờ đến lượt vào viếng ông và bày tỏ lòng thương tiếc một trong những vị anh hùng được kính trọng nhất tại Việt Nam qua đời hôm 4/10, thọ 102 tuổi.
Tướng Giáp là thành viên duy nhất trong Bộ Chính trị được học nền giáo dục phương Tây mà trong nội bộ có những người rất thân Trung Quốc trong khi ông Giáp luôn là một người theo chủ nghĩa dân tộc, đặt dân tộc Việt Nam lên hàng đầu, cho nên, ông phải đương đầu với nhiều thách thức.Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, một chuyên gia quốc tế chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có công biến Việt Nam thành kiểu mẫu cho các cuộc cách mạng khác trên thế giới.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện quốc phòng Úc, cho rằng sự nghiệp của Tướng Võ Nguyên Giáp có thể chia thành 3 giai đoạn chính. Giai đoạn đầu từ 1944 đến 1972, 1973 khi ông đích thực là tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy. Giai đoạn thứ nhì là trong công cuộc thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam còn được gọi là cuộc chiến chống Mỹ kết thúc năm 1975. Và đoạn cuối sự nghiệp của ông là quảng thời gian ông về hưu vào năm 1991, lúc 80 tuổi.
Vẫn theo nghiên cứu gia Carl Thayer, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà chiến lược quân sự tự học và cũng tự rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm của mình, nhất là trong trong giai đoạn 1950-1951.
Giáo sư Thayer nói Tướng Giáp tin rằng chính trị và sách lược quân sự là hai vấn đề song hành với nhau và rằng các cuộc chiến tranh cần phải có thời gian.
Tài quân sự nổi tiếng thế giới của vị Tướng này được thể hiện qua trận Điện Biên Phủ, đánh bại quân đội Pháp.
Giáo sư Carl Thayer:
“Đánh bại một quân đội hùng mạnh ở Châu Âu thời bấy giờ bằng chiến thuật chiến tranh du kích chứng minh cho các dân tộc bị thuộc địa thấy rằng nếu họ phải bước vào chiến tranh, họ có hy vọng chiến thắng bằng cách kéo dài cuộc chiến.”
Giáo sư Carl Thayer nhận xét chiến thắng Điện Biên Phủ là thành tựu lớn Tướng Giáp đóng góp cho lịch sử Việt Nam nói riêng và cho phong trào chống thuộc địa ở nhiều nơi khác nói chung.
Theo giới phân tích, dù đánh bại các kẻ thù nước ngoài hùng mạnh trong chiến tranh như ‘thực dân Pháp’ hay ‘đế quốc Mỹ’, nhưng kết cục đời binh nghiệp của mình, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cuối cùng lại bị mất quyền lực trước các đối thủ chính trị ngay trong chính quyền cộng sản Việt Nam.
Nguyên nhân, theo chuyên gia phân tích chính trị Việt Nam Carl Thayer, là vì:
“Tướng Giáp là thành viên duy nhất trong Bộ Chính trị được học nền giáo dục phương Tây mà trong nội bộ có những người rất thân Trung Quốc trong khi ông Giáp luôn là một người theo chủ nghĩa dân tộc, đặt dân tộc Việt Nam lên hàng đầu, cho nên, ông phải đương đầu với nhiều thách thức.”
Về cuối đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khuyến khích các mối quan hệ ấm nồng hơn giữa Việt Nam với nước Mỹ cựu thù và mạnh mẽ lên tiếng về các vấn đề xã hội.
Một trong những việc làm của ông được quần chúng ủng hộ là công khai phản đối dự án khai thác bauxit Tây Nguyên vào năm 2009 vì mục đích bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia.
Dự án khai thác mỏ bauxit ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam với đối tác Trung Quốc gây nhiều tranh cãi trong công luận liên quan đến an ninh quốc gia, quốc phòng, hiệu quả kinh tế, và tác hại môi trường sinh thái. Ít nhất Tướng Giáp đã 3 lần gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị dừng dự án, nhưng không được hồi đáp.
Ông cũng chống lại việc phá bỏ Hội trường Ba Đình nhiều di tích.
Tuy nhiên, cả hai dự án bị ông phản đối này đều được xúc tiến như kế hoạch.
Your browser doesn’t support HTML5
Ông bắt đầu hoạt động chính trị tích cực từ những năm 1920 và là một ký giả trước khi tham gia Đảng Tân Việt cách mạng vào năm 1927, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông ra đi, để lại bà Đặng Bích Hà, người vợ của ông từ năm 1949, cùng 4 người con.
Sau khi Tướng Giáp từ trần, Việt Nam loan báo Hà Nội sẽ có đường mang tên Võ Nguyên Giáp.
Một số hình ảnh về Tướng Giáp