Tổng thống Obama sẽ đến Châu Âu vào tuần tới trong chuyến thăm tập trung vào những hành động của Nga tại Ukraine.
Chặng dừng đầu tiên của tổng thống là Ba Lan, nơi muốn có nhiều sự bảo đảm của Hoa Kỳ hơn là chỉ điều một đơn vị quân đội nhỏ bé đến đây vào tháng Tư.
Tổng thống Obama đã so sánh những hành động của Nga ở Ukraine với thời Chiến tranh lạnh, khi những chiếc xe tăng của Xô Viết tiến vào miền đông châu Âu.
Ngày nay, ông nói sự lãnh đạo của Hoa Kỳ là chủ yếu:
“Khả năng của chúng ta trong việc định hình quan điểm của thế giới đã giúp cô lập Nga ngay lập tức. Nhờ sự lãnh đạo của Mỹ, thế giới đã lập tức lên án những hành động của Nga. Châu Âu và khối G7 đã cùng với chúng ta áp đặt lệnh trừng phạt. NATO đã củng cố cam kết của chúng ta đối với các đồng minh Ðông Âu”.
Nhưng mức độ của cam kết đó là một vấn đề. Ba Lan tháng trước đã tiếp đón 150 binh sĩ Mỹ, quá thấp so với con số 10.000 quân mà Bộ trưởng quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak yêu cầu. Bộ trưởng Siemoniak nói:
“Ðiều đáng quan ngại là những gì mà chúng ta thấy đang diễn ra ở miền đông Ukraine: một tình huống mà nhân danh việc bảo vệ những lợi ích không bị đe dọa về quyền của người thiểu số, một sự can thiệp thô bạo đang diễn ra. Và sự thật là chúng ta đang quan ngại về điều đó và chúng ta thực sự trông cậy vào hoạt động của Hoa Kỳ và cả cộng đồng thế giới.”
Lịch sử đóng một vai trò lớn trong cách Ba Lan nhìn vào Ukraine, theo nhận định mà ông Christopher Hill, một cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan, đưa ra với đài VOA qua Skype:
“Người Ba Lan đã hiểu và họ thường nói rằng Nga mà không có Ukraine thì chỉ là Nga, nhưng Nga có Ukraine thì sẽ trở lại thành Liên bang Xô Viết. Do đó, người Ba Lan có một lợi ích thiết thực trong sự thành công và tồn tại của Ukraine.”
Vào một thời điểm trong chuyến đi, ông Obama sẽ gặp tổng thống tân cử của Ukraine.
Tổng thống Obama sẽ đến Brussels dự hội nghị thượng đỉnh G7 của các nhà lãnh đạo từ các nền dân chủ công nghiệp, được tổ chức tại địa điểm mà cuộc họp của khối G8 đã được ấn định ở khu nghỉ mát Sochi của Nga trước khi Nga bị loại ra khỏi khối này vì những hành động ở Ukraine.
Chặng dừng cuối là Normandy, nơi nhà lãnh đạo Mỹ sẽ kỷ niệm 70 năm ngày D-Day, khởi đầu việc các nước đồng minh giải phóng châu Âu ra khỏi sự chiếm đóng của Ðức quốc xã. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sẽ có mặt ở đó, nhưng không có cuộc gặp nào được dự kiến giữa hai nhà lãnh đạo.
Chặng dừng đầu tiên của tổng thống là Ba Lan, nơi muốn có nhiều sự bảo đảm của Hoa Kỳ hơn là chỉ điều một đơn vị quân đội nhỏ bé đến đây vào tháng Tư.
Tổng thống Obama đã so sánh những hành động của Nga ở Ukraine với thời Chiến tranh lạnh, khi những chiếc xe tăng của Xô Viết tiến vào miền đông châu Âu.
Ngày nay, ông nói sự lãnh đạo của Hoa Kỳ là chủ yếu:
“Khả năng của chúng ta trong việc định hình quan điểm của thế giới đã giúp cô lập Nga ngay lập tức. Nhờ sự lãnh đạo của Mỹ, thế giới đã lập tức lên án những hành động của Nga. Châu Âu và khối G7 đã cùng với chúng ta áp đặt lệnh trừng phạt. NATO đã củng cố cam kết của chúng ta đối với các đồng minh Ðông Âu”.
Nhưng mức độ của cam kết đó là một vấn đề. Ba Lan tháng trước đã tiếp đón 150 binh sĩ Mỹ, quá thấp so với con số 10.000 quân mà Bộ trưởng quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak yêu cầu. Bộ trưởng Siemoniak nói:
“Ðiều đáng quan ngại là những gì mà chúng ta thấy đang diễn ra ở miền đông Ukraine: một tình huống mà nhân danh việc bảo vệ những lợi ích không bị đe dọa về quyền của người thiểu số, một sự can thiệp thô bạo đang diễn ra. Và sự thật là chúng ta đang quan ngại về điều đó và chúng ta thực sự trông cậy vào hoạt động của Hoa Kỳ và cả cộng đồng thế giới.”
Lịch sử đóng một vai trò lớn trong cách Ba Lan nhìn vào Ukraine, theo nhận định mà ông Christopher Hill, một cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan, đưa ra với đài VOA qua Skype:
“Người Ba Lan đã hiểu và họ thường nói rằng Nga mà không có Ukraine thì chỉ là Nga, nhưng Nga có Ukraine thì sẽ trở lại thành Liên bang Xô Viết. Do đó, người Ba Lan có một lợi ích thiết thực trong sự thành công và tồn tại của Ukraine.”
Vào một thời điểm trong chuyến đi, ông Obama sẽ gặp tổng thống tân cử của Ukraine.
Tổng thống Obama sẽ đến Brussels dự hội nghị thượng đỉnh G7 của các nhà lãnh đạo từ các nền dân chủ công nghiệp, được tổ chức tại địa điểm mà cuộc họp của khối G8 đã được ấn định ở khu nghỉ mát Sochi của Nga trước khi Nga bị loại ra khỏi khối này vì những hành động ở Ukraine.
Chặng dừng cuối là Normandy, nơi nhà lãnh đạo Mỹ sẽ kỷ niệm 70 năm ngày D-Day, khởi đầu việc các nước đồng minh giải phóng châu Âu ra khỏi sự chiếm đóng của Ðức quốc xã. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sẽ có mặt ở đó, nhưng không có cuộc gặp nào được dự kiến giữa hai nhà lãnh đạo.