Ukraine: 'Ngân hàng Nga tài trợ cho thành phần đòi ly khai'

ទិដ្ឋភាព​ថត​ពី​លើ​អាកាស​ក្នុង​តំបន់​ទីប្រជុំជន Kalay ​តំបន់ Sagaing ​​ប្រទេស​​មីយ៉ាន់ម៉ា​ ដែល​​ជន់​លិច​កាល​ពី​ថ្ងៃ​ទី ​២ ​ខែ​សីហា​ ឆ្នាំ​២០១៥​។ កម្រិត​ទឹក​បាន​ទ្បើង​រ​ហូត​ដល់​កម្ពស់​ ២.៥ ​ម៉ែត្រ​ នៅ​ភាគ​ខាង​លិច​នៃ​រដ្ឋ​ Rakhine នេះ​បើ​យោង​ទៅ​តាម​សេចក្តី​ប្រកាស​របស់​រដ្ឋាភិ​បាល​ ថា​មាន​តំបន់ចំនួន​​បួន​កំពុង​រង​គ្រោះ​មហន្តរាយ​។

Trong khi các cường quốc phương Tây xem xét tới việc đưa ra thêm các biện pháp chế tài đối với Nga, chính phủ Ukraine nói rằng họ có bằng chứng cho thấy 4 ngân hàng Nga can dự vào việc tài trợ cho hành vi gây khích động của những người ly khai thân Nga tại miền đông Ukraine. Thông tín viên VOA Jamie Dettmer tường thuật từ Kyiv rằng Ukraine kêu gọi các chính trị gia phương Tây trừng phạt các ngân hàng này.

Trong tuần này, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tố cáo Nga là xúi giục hành vi gây xáo trộn tại khu vực miền đông nhiều biến động của Ukraine và đã cảnh cáo Moscow về việc đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt tài chánh.

Chính phủ Ukraine, hiện đang chật vật để kiềm chế làn sóng đòi ly khai ở miền đông, nơi chứng kiến các phần tử võ trang thân Nga gây bất ổn, chiếm các tòa nhà chính phủ tại khoảng một chục thành phố, và nói rằng một số ngân hàng hàng đầu của Nga, kể cả ngân hàng lớn nhất của Nga là ngân hàng quốc doanh Sberbank, đang giúp tài trợ cho các phần tử đòi ly khai.

Chính trị gia bảo thủ cấp cao của Anh, ông John Whittingdale, đang dẫn đầu một phái đoàn quốc hội Anh tới Kyiv, nói rằng nếu hội nghị 4 bên được tổ chức tại Geneve vào ngày thứ Năm giữa các nhà ngoại giao cấp cao từ Nga, Liên hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ, và Ukraine thất bại, thì khi đó Phương Tây nên tiến xa hơn ngoài những loan báo trừng phạt tài chánh trước đây áp dụng cho các thành viên trong nhóm thân cận với Tổng thống Vladimir Putin và bắt đầu nhắm vào các ngân hàng Nga. Ông nói:

“Chúng tôi được khuyến cáo rằng có bằng chứng để gợi ý một số ngân hàng Nga đã trực tiếp can dự vào việc tài trợ cho các cuộc chiếm cứ tại miền đông Ukraine. Nếu các bằng chứng có ở đó thì, theo quan điểm của tôi, rõ ràng là thực hiện hành động không phải chỉ đối với các cá nhân nhưng cũng còn đối với các định chế tài chánh của Nga là chính đáng. Theo quan điểm của tôi, chắc chắn là giờ đây có một điều kiện mạnh mẽ để thực hiện hành động nhắm vào các định chế tài chánh của Nga."

Lên tiếng trong chương trình tiếp xúc trực tiếp thường niên của ông hôm thứ Năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phủ nhận là không có bất cứ binh sĩ Nga nào trợ giúp việc xúi giục đòi ly khai tại miền đông Ukraine. Nhưng, lần đầu tiên ông thừa nhận rằng binh sĩ Nga đã tiến vào bán đảo Crimea tại vùng Hắc Hải trước khi các cư dân địa phương ở đó bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Ba tách ra khỏi Ukraine và gia nhập liên bang Nga.

Ông Putin cũng lên án việc phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chánh hồi tháng trước nhắm vào các cố vấn thân cận của ông.

Hôm thứ Tư, công tố viên trưởng của Ukraine, ông Oleg Makhnitskiy, nói với một kênh truyền hình Ukraine rằng ông đã mở một cuộc điều tra về Sberbank liên quan tới việc tài trợ cho các phần tử đòi ly khai thân Nga. Đây là ngân hàng lớn hàng thứ ba tại Đông Âu và có các chi nhánh ở Ukraine.

Các giới chức chính phủ Ukraine nói với đài VOA rằng ngân hàng do đại công ty năng lượng Gazprom của Nga sở hữu cũng đang bị điều tra.

Ông Whittingdale, một cựu thư ký riêng của cố Thủ tướng Thatcher nói rằng phương Tây phải hành động nhanh chóng nếu hội nghị Geneve không giải quyết được cuộc khủng hoảng liên quan tới vấn đề miền đông Ukraine, nhưng ông thừa nhận rằng để cho các biện pháp trừng phạt kinh tế có hiệu quả, tất cả các quốc gia trong liên Hiệp Châu Âu phải đồng ý. Ông nhận định:

“Các biện pháp trừng phạt sẽ chỉ thật sự hữu hiệu, nếu ta có được sự thỏa thuận của quốc tế. Không có ý nghĩa gì khi ta đóng cửa thành phố London, nếu tiền di chuyển tới Frankfurt.”

Khi tất cả các quốc gia trong Liên hiệp Châu Âu đều đóng cửa thì có thể chứng tỏ rằng không thể lảng tránh được.

Các bộ trưởng ngoại giao các nước Châu Âu đã bắt đầu thảo luận về các biện pháp trừng phạt nào sẽ áp dụng đối với Nga trong trường hợp hội nghị Geneve thất bại và dự trù họp lại vào tuần tới. Nhưng nhật báo Financial Times số ra ngày thứ Năm đưa tin rằng sự quyết tâm của Châu Âu trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Moscow sẽ tan vỡ vì những cuộc vận động hành lang của các công ty, vì các công ty cảnh báo các chính phủ rằng bất cứ sự trả đũa nào của điện Kremlyn các công ty cũng có thể phải trả giá đắt.

Nhưng Nga cũng có thể bị dao động nếu phải đối diện với các hành động gia tăng của phương Tây.

Theo ông Adrian Karatnycky, một chuyên gia về chính sách ngoại giao thuộc tổ chức nghiên cứu Mỹ có tên là Ủy Ban Đại Tây Dương thì trong vụ đối đầu liên quan tới Crimea, ông Putin đã nói với các giám đốc doanh nghiệp Nga rằng đừng lo âu về viễn tượng chế tài bởi vì họ nên đặt quốc gia trước lợi lộc. Ông nói:

“Rõ ràng ông Putin muốn xem xét tới những hành động có thể ảnh hưởng tai hại tới thị trường Nga. Nhưng vấn đề là ông có thể chịu đựng tới mức độ nào, và thành phần quyền thế của Nga nói chung, có thể chịu đựng những hành động đó tới mức độ nào.”

Vào tuần tới, quyết tâm của Nga có thể được trắc nghiệm, nếu các cường quốc phương Tây đạt được một thỏa thuận về các biện pháp chế tài.

Ukraine mở chiến dịch trấn áp lực lượng ly khai