Hàng năm vào ngày 11 tháng 11, nước Mỹ tổ chức kỷ niệm Ngày Cựu Chiến binh để vinh danh những cựu chiến binh vì lòng yêu nước, yêu quê hương và ý chí muốn phục vụ và hy sinh cho tổ quốc của họ.
Ngày Cựu Chiến binh Mỹ có một lịch sử lâu đời, phát xuất từ hòa ước Versailles ký tại Pháp vào ngày 28 tháng 6 năm 1919 kết thúc Thế Chiến Thứ Nhất. Tuy nhiên trước đó 7 tháng, một thỏa ước Đình chiến chấm dứt các hành động thù nghịch giữa nước Đức và các quốc gia đồng minh đã có hiệu lực vào giờ thứ 11 ngày 11 tháng 11 năm 1918. Đến tháng 11 năm 1919, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson công bố ngày 11 tháng 11 là ngày kỷ niệm ngày Đình chiến đầu tiên.
Một đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 13 tháng Năm 1938 công nhận ngày 11 tháng 11 hàng năm là ngày Lễ Đình chiến. Ngày Lễ Đình Chiến nguyên thủy là một ngày dành riêng để vinh danh các cựu chiến binh Thế Chiến Thứ Nhất.
Vào ngày 1 tháng 6 năm 1954, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật công nhận ngày 11 tháng 11 là ngày vinh danh cựu chiến binh các cuộc chiến tranh nước Mỹ tham dự. Và ngày 8 tháng 10 cùng năm Tổng thống Dwight D. Eisenhower ban hành Tuyên ngôn ngày Cựu Chiến binh đầu tiên.
Năm nay 2011 là lần thứ 79 thành phố Brunswick, Maryland tổ chức diễn hành thường niên nhân Ngày Cựu Chiến binh Hoa Kỳ. Tuy chỉ là một thành phố nhỏ nằm về phía tây nam Maryland, thuộc Frederick County nhưng cuộc diễn hành để vinh danh các cựu chiến binh Mỹ của Brunswick là một trong những cuộc diễn hành lớn nhất trong số các tiểu bang thuộc Vùng Trung-Đại Tây Dương, miền đông nước Mỹ.
Tiến sĩ Sieg nói việc mời đoàn Việt Nam phát xuất từ cá nhân của ông là một sử gia nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam và theo ông đây là cơ hội để vinh danh những sĩ quan và binh sĩ Việt Nam, nam cũng như nữ đã cùng sát cánh chiến đấu với Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến Việt Nam. Ông nói thêm thực ra ông đã mời đoàn Việt Nam một vài năm trước đây nhưng đoàn Việt Nam đã không tham dự được và ông vẫn tiếp tục mời. Ông được sự hỗ trợ của các tổ chức cựu chiến binh khác trong thành phố như American Legion trong đó có nhiều người chiến đấu tại Việt Nam. Ông cũng muốn vinh danh những người Việt Nam nay đã trở thành công dân Mỹ nhưng trước đây đã phục vụ cho Việt Nam Cộng Hòa trong chiến tranh Việt Nam.
Tiến sĩ Tạ Cự Hải, trưởng ban tổ chức tham dự diễn hành của đoàn Việt Nam nhân ngày Cựu Chiến binh Hoa Kỳ tại thành phố Brunswich, Maryland cho biết là trong những năm qua, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ và Cộng đồng Việt Nam vùng Washington D.C, Maryland và Virginia đã tham gia nhiều cuộc diễn hành tại Washington D.C, từ ngày Memorial Day vào tháng 5, ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ vào tháng 7 cho đến ngày Cựu Chiến binh vào tháng 11. Cho nên năm nay chủ trương của hội là để cho các nơi khác trong vùng biết về cộng đồng Việt Nam cũng như tập thể cựu chiến sĩ Việt Nam.
Ông Đỗ Hồng Anh, chủ tịch Cộng đồng Việt Nam vùng Washington D.C, Maryland và Virginia nói:
Cựu Trung Tướng Lữ Lan, khách mời danh dự trong cuộc diễn hành Ngày Cựu Chiến binh Hoa Kỳ năm nay nói lên cảm tưởng của ông:
“Tôi cũng thấy có một chút phấn khởi trong lòng tại vì 36 năm qua sống đời lưu vong, mặc dù trong cộng đồng của mình còn có tập thể các chiến sĩ, các liên hội quân binh chủng, thường thường mình có tham gia những ngày lễ hội như là lễ Độc lập Hoa Kỳ hay những lễ hội khác có cuộc diễn hành nhưng lần này đích thân những đơn vị Hoa Kỳ về tại địa phương mời chúng ta đến tham dự cuộc diễn hành. Tôi thấy làm sống lại trong lòng mình những kỷ niệm về một đời quân nhân. Người quân nhân bất cứ ở nước nào, sau các trận chiến thường ai cũng trân quý cuộc đời trong quân đội của mình, mình gặp nhau tự nhiên mình thấy có một mối liên hệ thân tình, cùng nhau nhớ những nhọc nhằn và oai hùng của đời quân ngũ.”
Giáo sư Kim Oanh, năm nay trên 70 tuổi nhưng vẫn luôn luôn tham dự các sinh hoạt cộng đồng cho biết bà rất cảm động và vinh dự tham dự cuộc diễn hành cùng với các cựu chiến sĩ Mỹ Việt.
“Mình cảm thấy vinh dự vì năm nay là năm đầu tiên người Mỹ mời mình đến, tuy là chỗ khỉ ho cò gáy nhưng rất là hay bởi vì họ lo lắng cho mình nhiều. Mình cảm động nhiều vì thấy lại những xe jeep, xe cam nhông từ hồi xưa. Tôi cũng đi nói chuyện với những nhóm của họ, có những người ở Việt Nam trước đây, họ cũng rất thương mến Việt Nam mình. Thành ra mình thấy vui.”