Quan điểm của ASEAN về các tranh chấp ở Biển Ðông, trở nên rạn nứt hơn ngày hôm qua khi Philippines xác định Việt Nam là nước thứ hai chống lại tuyên bố của Campuchia rằng 'ASEAN đã đạt đồng thuận không quốc tế hóa vấn đề này'.
Nhật báo The Cambodia Daily số ra hôm nay nói rằng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam không trực tiếp xác nhận lập trường của Hà Nội, nhưng nói rằng tuyên bố chủ quyền lãnh hải liên quan đến 4 nước của ASEAN – là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei – tranh chấp với Trung Quốc đã là một mối quan tâm và lợi ích quốc tế vì đang có những lo ngại về tự do hàng hải và duy trì ổn định trong khu vực.
Nhật báo này trích lời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói: “Thứ nhất là tranh chấp lãnh thổ, kế đến là hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra trên Biển Ðông, và thứ ba là các tuyến giao thông hàng hải. Nếu nhìn vào một bố cục đó, chúng ta có thể thấy được bản thân nó đã là một vấn đề quốc tế.”
Nói chuyện với các phóng viên báo chí hôm Chủ nhật, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn tuyên bố các nhà lãnh đạo khu vực đã đồng ý rằng vấn đề lãnh hải sẽ chỉ được giải quyến qua cái gọi là cơ chế ASEAN-Trung Quốc.
Nhưng Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã lập tức bác bỏ tuyên bố đó ngay ngày hôm sau, và nói rằng không có đồng thuận trong vấn đề này vì Philippines, cùng với một quốc gia ASEAN khác mà ông không nêu tên, tin rằng tranh chấp lãnh hải là một vấn đề quốc tế.
Hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario đã tái khẳng định quan điểm đó rằng để đạt được sự đồng thuận cần phải có sự nhất trí 100%, trong khi Philippines không đồng ý như vậy, thì không thể có đồng thuận.
Ông Rosario nói: “Trên thực tế, nếu qúy vị hỏi Việt Nam, họ cũng không đồng ý. Việt Nam đang theo sáng kiến riêng của họ để chống lại quan điểm cho rằng có sự đồng thuận ở đây.”
Trong khi đó, Tân Hoa Xã hôm nay nói rằng Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á theo dự kiến tập trung vào những cách thức đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong khu vực, nhưng chẳng may lại bị chi phối bởi những tranh chấp lãnh hải trên Biển Ðông vì nhiều nước cố tình nêu lên các vấn đề này không đúng lúc, đúng chỗ.
Bài viết của Tân Hoa Xã nói tiếp rằng “nêu lên các vấn đề tranh chấp nhân dịp này là đi ngược lại với tinh thần của Hiệp Hội Các Quốc gia Ðông Nam Á, tức ASEAN, và tạo ra rủi ro gia tăng căng thẳng và gây phương hại cho tinh thần hợp tác giữa các quốc gia Ðông Á.”
Tân Hoa Xã nói: “Thật là thiếu khôn ngoan khi nêu lên vấn đề tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa tại Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á. Tuy nhiên Philippines và Việt Nam đã gây chi phối hội nghị bằng việc nhấn mạnh đến những tranh chấp này tại hội nghị thượng đỉnh một cách dai dẳng. Trong khi nước chủ tịch luân phiên ASEAN là Campuchia trong một cuộc họp hôm thứ Hai nói rằng khối 10 nước thành viên ASEAN đồng ý không ‘quốc tế hóa’ các tranh chấp này, thì Tổng thống Philippines Aquino lại bất chấp những nguyên tắc ngoại giao cơ bản và thẳng thừng trách cứ Thủ tướng Hun Sen của nước chủ nhà hội nghị.”
Bài viết của Tân Hoa Xã nói tiếp: “Việc Philippines và Việt Nam bất chấp những nguyên tắc ngoại giao hình như bị tác động bởi lòng tham trữ lượng dầu khí, và nguồn hải sản dồi dào trên Biển Nam Trung Hoa”. Cả Việt Nam và Philippines đều “chơi con bài kêu gào để tìm sự giúp đỡ từ các nước bên ngoài khu vực, mà cụ thể là Hoa Kỳ trong cái gọi là "Chiến lược Trục xoáy Á Châu”.
Tân Hoa Xã nói: “Việt Nam và Philippines muốn mượn tay Hoa Kỳ để gây sức ép với Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh có sự tham dự của Tổng thống Barack Obama.”
Nguồn: Xinhua, The Cambodian Daily
http://www.youtube.com/embed/kHt_wVVid0U
Nhật báo The Cambodia Daily số ra hôm nay nói rằng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam không trực tiếp xác nhận lập trường của Hà Nội, nhưng nói rằng tuyên bố chủ quyền lãnh hải liên quan đến 4 nước của ASEAN – là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei – tranh chấp với Trung Quốc đã là một mối quan tâm và lợi ích quốc tế vì đang có những lo ngại về tự do hàng hải và duy trì ổn định trong khu vực.
Nhật báo này trích lời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói: “Thứ nhất là tranh chấp lãnh thổ, kế đến là hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra trên Biển Ðông, và thứ ba là các tuyến giao thông hàng hải. Nếu nhìn vào một bố cục đó, chúng ta có thể thấy được bản thân nó đã là một vấn đề quốc tế.”
Nói chuyện với các phóng viên báo chí hôm Chủ nhật, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn tuyên bố các nhà lãnh đạo khu vực đã đồng ý rằng vấn đề lãnh hải sẽ chỉ được giải quyến qua cái gọi là cơ chế ASEAN-Trung Quốc.
Hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario đã tái khẳng định quan điểm đó rằng để đạt được sự đồng thuận cần phải có sự nhất trí 100%, trong khi Philippines không đồng ý như vậy, thì không thể có đồng thuận.
Ông Rosario nói: “Trên thực tế, nếu qúy vị hỏi Việt Nam, họ cũng không đồng ý. Việt Nam đang theo sáng kiến riêng của họ để chống lại quan điểm cho rằng có sự đồng thuận ở đây.”
Trong khi đó, Tân Hoa Xã hôm nay nói rằng Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á theo dự kiến tập trung vào những cách thức đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong khu vực, nhưng chẳng may lại bị chi phối bởi những tranh chấp lãnh hải trên Biển Ðông vì nhiều nước cố tình nêu lên các vấn đề này không đúng lúc, đúng chỗ.
Bài viết của Tân Hoa Xã nói tiếp rằng “nêu lên các vấn đề tranh chấp nhân dịp này là đi ngược lại với tinh thần của Hiệp Hội Các Quốc gia Ðông Nam Á, tức ASEAN, và tạo ra rủi ro gia tăng căng thẳng và gây phương hại cho tinh thần hợp tác giữa các quốc gia Ðông Á.”
Tân Hoa Xã nói: “Thật là thiếu khôn ngoan khi nêu lên vấn đề tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa tại Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á. Tuy nhiên Philippines và Việt Nam đã gây chi phối hội nghị bằng việc nhấn mạnh đến những tranh chấp này tại hội nghị thượng đỉnh một cách dai dẳng. Trong khi nước chủ tịch luân phiên ASEAN là Campuchia trong một cuộc họp hôm thứ Hai nói rằng khối 10 nước thành viên ASEAN đồng ý không ‘quốc tế hóa’ các tranh chấp này, thì Tổng thống Philippines Aquino lại bất chấp những nguyên tắc ngoại giao cơ bản và thẳng thừng trách cứ Thủ tướng Hun Sen của nước chủ nhà hội nghị.”
Bài viết của Tân Hoa Xã nói tiếp: “Việc Philippines và Việt Nam bất chấp những nguyên tắc ngoại giao hình như bị tác động bởi lòng tham trữ lượng dầu khí, và nguồn hải sản dồi dào trên Biển Nam Trung Hoa”. Cả Việt Nam và Philippines đều “chơi con bài kêu gào để tìm sự giúp đỡ từ các nước bên ngoài khu vực, mà cụ thể là Hoa Kỳ trong cái gọi là "Chiến lược Trục xoáy Á Châu”.
Tân Hoa Xã nói: “Việt Nam và Philippines muốn mượn tay Hoa Kỳ để gây sức ép với Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh có sự tham dự của Tổng thống Barack Obama.”
Nguồn: Xinhua, The Cambodian Daily
http://www.youtube.com/embed/kHt_wVVid0U