Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam mới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về việc triển khai dự án đóng mới các tàu được trang bị tên lửa ở trong nước theo công nghệ của Nga.
Hai tàu tên lửa mang số hiệu HQ 377 và HQ 378 đã được Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tiếp nhận và làm lễ thượng cờ hồi tháng Bảy năm nay giữa bối cảnh Việt Nam đang tăng cường năng lực quốc phòng trong khi tranh chấp Biển Đông căng thẳng.
Việt Nam ra mắt các tàu tên lửa khi đối đầu với Trung Quốc quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi của Bắc Kinh ở biển Đông.
Hai tàu này được sản xuất tại xưởng đóng tàu Ba Son, sử dụng công nghệ của Nga, và nằm trong số 6 tàu tên lửa hiện đại lớp MOLNIYA thuộc dự án 12418 ký với hải quân Việt Nam.
Các tàu này được cho là giúp Việt Nam “nâng cao khả năng phòng thủ, sức mạnh chiến đấu theo lộ trình xây dựng lực lượng Hải quân Việt Nam chính quy, hiện đại”.
Theo báo chí trong nước, các ý kiến phát biểu tham luận tại hội nghị đã đánh giá những điểm mạnh, điểm còn hạn chế trong thi công đóng mới và nghiệm thu tàu cũng như đưa ra các kiến nghị liên quan tới việc đóng các tàu còn lại.
Các tàu vừa kể được thiết kế bởi xưởng đóng tàu Vympel ở Nga, sau đó Nga chuyển giao công nghệ cho Tổng công ty Ba Son đóng mới.
Tàu được trang bị vũ khí hiện đại bao gồm 16 tên lửa, 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M, có khả năng tấn công các mục tiêu trên không và trên biển, và có thể hoạt động trong điều kiện sóng to gió lớn.
Nguồn: Thanh Niên, Người Đưa Tin
Your browser doesn’t support HTML5