HÀ NỘI —
Một tòa án ở Việt Nam đã tuyên án tù blogger Trương Duy Nhất vì phạm tội gọi là “lợi dụng các quyền tự do để xâm phạm lợi ích nhà nước.” Các nhân vật tranh đấu nhân quyền nói rằng bản án này nằm trong khuôn khổ của chiến dịch đang tiếp diễn nhằm chà đạp quyền tự do ngôn luận. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown của đài VOA có bài tường thuật do Minh Phượng trình bày.
Ông Trương Duy Nhất, 50 tuổi, đã bị truy tố vì cho đăng những bài viết mà giới hữu trách gọi là 'xuyên tạc đảng Cộng Sản'. Hôm nay, ông bị tuyên án 2 năm tù sau phiên xử nửa ngày tại quê ông ở Đà Nẵng.
Ông Nhất lập trang blog Một góc nhìn khác năm 2011 sau khi quyết định thôi không làm ký giả cho một tờ báo của nhà nước. Ông làm phóng viên cho các tờ báo ở Việt Nam từ năm 1987.
Những bài viết trên blog của ông thường phê phán giới lãnh đạo Việt Nam và nêu ra những mối quan tâm về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho ông Nhất, nói rằng thân chủ ông bị kết án “lợi dụng các quyền tự do để xâm hại lợi ích nhà nước” dựa theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự.
Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết họ 'quan tâm sâu sắc' tới bản án này.
Trong một thông cáo, họ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Nhất và tất cả các tù nhân lương tâm và để cho dân chúng được bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa.
Ông Nhất bị bắt tại nhà hồi tháng 5 không bao lâu sau khi cho đăng một bài viết kêu gọi thủ tướng chính phủ và tổng bí thư đảng từ chức.
Một nhóm các nhà báo và blogger đã tụ tập bên ngoài tòa án ở Đà Nẵng để bày tỏ sự ủng hộ cho ông Nhất. Trong số này có blogger Mẹ Nấm.
"Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch ở Mỹ nói rằng Điều 258 là một 'qui định mơ hồ', 'thường được dùng để bỏ tù người dân vì sự phê phán ôn hòa đối với các chính sách và cách làm việc của chính quyền'.”
Tháng trước, Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc tiến hành cuộc kiểm điểm hồ sơ nhân quyền Việt Nam. Trong tiến trình này, nhiều nước hội viên đã kêu gọi Việt Nam ngưng dùng Điều 258 để truy bức những người bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa."
Phó Giám đốc bộ phận Á châu của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, cho rằng chính phủ Việt Nam không muốn đáp ứng lời kêu gọi đó.
"Chính phủ Việt Nam không muốn nhượng bộ chút nào về những luật lệ thuộc loại an ninh quốc gia bởi vì đây là tội danh bao quát để bỏ tù những người mà họ không thích."
Tháng 11 năm ngoái, Việt Nam đã được bầu làm hội viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, cơ quan giám sát nhân quyền cao nhất của Liên hiệp quốc. Trung Quốc, Nga, Ả rập Xê-út, Cuba và Algeria cũng chiếm được ghế hội viên.
Ông Robertson cho biết bản án của ông Trương Duy Nhất cho thấy Việt Nam không thay đổi cách đối xử đối với những người bất đồng chính kiến.
"Điều mà chúng ta đang có là một chính phủ Việt Nam rêu rao là họ được bầu vào Hội đồng Nhân quyền với số phiếu cao nhất và xem đó là một tín hiệu để họ tiếp tục nới rộng những hành vi chà đạp nhân quyền mà không bị trừng phạt."
Theo Human Rights Watch, Việt Nam đã bỏ tù 61 nhân vật bất đồng chính kiến và các nhà tranh đấu trong năm 2013, cao hơn nhiều so với con số khoảng 40 người của năm trước đó.
Chính phủ ở Hà Nội lâu nay vẫn nói rằng Việt Nam không hề có tù nhân chính trị và họ chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.
Blogger Việt Nam cho rằng bản án của blogger Trương Duy Nhất có mục đích cảnh cáo những người dùng blog và Facebook để chỉ trích nhà cầm quyền.
Ông Trương Duy Nhất, 50 tuổi, đã bị truy tố vì cho đăng những bài viết mà giới hữu trách gọi là 'xuyên tạc đảng Cộng Sản'. Hôm nay, ông bị tuyên án 2 năm tù sau phiên xử nửa ngày tại quê ông ở Đà Nẵng.
Ông Nhất lập trang blog Một góc nhìn khác năm 2011 sau khi quyết định thôi không làm ký giả cho một tờ báo của nhà nước. Ông làm phóng viên cho các tờ báo ở Việt Nam từ năm 1987.
Những bài viết trên blog của ông thường phê phán giới lãnh đạo Việt Nam và nêu ra những mối quan tâm về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho ông Nhất, nói rằng thân chủ ông bị kết án “lợi dụng các quyền tự do để xâm hại lợi ích nhà nước” dựa theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự.
Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết họ 'quan tâm sâu sắc' tới bản án này.
Trong một thông cáo, họ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Nhất và tất cả các tù nhân lương tâm và để cho dân chúng được bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa.
Ông Nhất bị bắt tại nhà hồi tháng 5 không bao lâu sau khi cho đăng một bài viết kêu gọi thủ tướng chính phủ và tổng bí thư đảng từ chức.
Một nhóm các nhà báo và blogger đã tụ tập bên ngoài tòa án ở Đà Nẵng để bày tỏ sự ủng hộ cho ông Nhất. Trong số này có blogger Mẹ Nấm.
"Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch ở Mỹ nói rằng Điều 258 là một 'qui định mơ hồ', 'thường được dùng để bỏ tù người dân vì sự phê phán ôn hòa đối với các chính sách và cách làm việc của chính quyền'.”
Tháng trước, Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc tiến hành cuộc kiểm điểm hồ sơ nhân quyền Việt Nam. Trong tiến trình này, nhiều nước hội viên đã kêu gọi Việt Nam ngưng dùng Điều 258 để truy bức những người bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa."
Phó Giám đốc bộ phận Á châu của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, cho rằng chính phủ Việt Nam không muốn đáp ứng lời kêu gọi đó.
"Chính phủ Việt Nam không muốn nhượng bộ chút nào về những luật lệ thuộc loại an ninh quốc gia bởi vì đây là tội danh bao quát để bỏ tù những người mà họ không thích."
Tháng 11 năm ngoái, Việt Nam đã được bầu làm hội viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, cơ quan giám sát nhân quyền cao nhất của Liên hiệp quốc. Trung Quốc, Nga, Ả rập Xê-út, Cuba và Algeria cũng chiếm được ghế hội viên.
Ông Robertson cho biết bản án của ông Trương Duy Nhất cho thấy Việt Nam không thay đổi cách đối xử đối với những người bất đồng chính kiến.
"Điều mà chúng ta đang có là một chính phủ Việt Nam rêu rao là họ được bầu vào Hội đồng Nhân quyền với số phiếu cao nhất và xem đó là một tín hiệu để họ tiếp tục nới rộng những hành vi chà đạp nhân quyền mà không bị trừng phạt."
Theo Human Rights Watch, Việt Nam đã bỏ tù 61 nhân vật bất đồng chính kiến và các nhà tranh đấu trong năm 2013, cao hơn nhiều so với con số khoảng 40 người của năm trước đó.
Chính phủ ở Hà Nội lâu nay vẫn nói rằng Việt Nam không hề có tù nhân chính trị và họ chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.
Blogger Việt Nam cho rằng bản án của blogger Trương Duy Nhất có mục đích cảnh cáo những người dùng blog và Facebook để chỉ trích nhà cầm quyền.