Từ thế kỷ thứ 15 và 16, sự tái sinh của nền y học như một nghệ thuật và các ngành khác của học vấn đều tập trung vào việc tìm lại các công trình của Hy Lạp và La Mã dưới hình thức nguyên thủy. Có một số đã được biết, còn một số khác chưa được thấy bao giờ đặc biệt là về y học như sinh học, giải phẫu và mổ xẻ cổ điển. Sự khám phá ra in ấn, vào khoảng 1455, đã đưa tới sự bột phát của ấn bản và phân phối các công trình này và các công việc khác liên quan tới các sách về y học tương đối ít tốn tiền hơn.
Tìm lại cơ thể con người
Vào thời Trung Cổ, các trường y khoa lại thực hiện việc mổ con người (với sự cho phép của giáo sĩ), nhưng rất hiếm và chỉ để học. Giáo sư mặc áo dài ngồi trên ghế to đọc bài về cơ thể với xác người trên bàn ở dưới. Một sinh viên chỉ vào các đường sẽ mổ và người thứ ba thực hiện việc cắt.
Phương pháp này được ông Mondino de Luzzzi (1275-1326) dạy ở đại học Bologna thay đổi hoàn toàn và ông hành động như người biểu diễn. Sách cơ thể của ông, cuốn Anathomia, được coi như tác phẩm mới về môn học, nhưng mặc dù rất kinh nghiệm nhưng có nhiều lỗi lầm đã được truyền từ thời Galen và Avincenna. Tuy nhiên, phương pháp dạy học của ông rất tiến bộ và sau đó được dạy tại các trường y khác.
Đây mới đúng là Người của Thời Phục Hưng, Leonardo da Vinci (1452-1549), người đầu tiên vẽ lại 750 hình cơ thể hoàn toàn đúng những gì mà ông nhìn thấy. Mổ về ban đêm và có thể bí mật, ông vẽ tử cung như một khoảng trống với hài nhi nằm đúng vị trí, đường cong của cột sống, việc bơm máu của trái tim và vẽ mẫu thiết diện đầu tiên của cơ thể. Không may là các công trình của ông nằm im trên 300 năm.
Vào năm 1543, Andreas Vesalius phát hành cuốn De Humani Corporis Fabrica. Giống như Mondini, ông tự vẽ và tác phẩm vĩ đại của mình lần đầu cho biết rõ đường đi của dây thần kinh vào bắp thịt, sự nuôi dưỡng của xương, sự liên quan thực thụ của các cơ quan ở bụng và cấu tạo của não bộ.
Hai phụ tá của Vesalius cũng hoàn tất một số đóng góp đáng kể. Gabriel Fallopo diễn tả hoạt động của tai, cơ thể học của xương, cơ bắp và các bộ phận sinh dục: các ống dẫn từ buồng trứng tới dạ con được gọi với tên của ông. Bartommeo Eustachio nghiên cứu về thân và đầu, tả cấu tạo của răng và đặc biệt là “ống Eustachian” từ cuống họng vào tai trong.
Sự lưu thông thưc sự của máu vẫn tránh né các nhà tiền phong này. Tuy nhiên, vào năm 1546, nguyên giáo sư về cơ thể học ở Ba Lê, ông Michael Servetus gốc Tây Ban Nha, hoàn tất lý thuyết về The Restoration of Christianity trong đó lần đầu tiên có cả sự lưu thông của máu trong phổi. Một tác giả Ý khác, Andrea Cesalpino (1519-1603) tình cờ tả về không những là lưu thông ở phổi mà còn cả sự lưu thông tổng quát nữa. Có thể là ông ta không biết sự quan trọng về những điều ông khám phá và công việc của ông được ít người biết tới.
Bị thương vì súng và giải phẫu
Trong thời kỳ Phục Hưng, giải phẫu đã tiến một bước lớn trong khi nội khoa vẫn còn lý thuyết. Nhiều nhà giải phẫu tài ba thời trung cổ đã thu lượm được kinh nghiệm và kiến thức tại mặt trận, thí dụ như bác sĩ giải phẫu người Anh, John Arderne (1303-1390). Ông phục vụ trong Hundred Years’ War, đối phó với các vấn đề như vết chém và đâm của gươm và lao nhưng cũng có lỗ hổng, đầy những đất cát của các loại súng và pháo binh mới được chế tạo. Các thầy thuốc mổ xẻ mới đầu tưởng các vết thương này bị đầu độc, vì hầu hết trở nên nhiễm trùng và để chữa chất độc và ngưng chảy máu thì dầu đun thật nóng được đổ vào, một kinh nghiệm kinh hoàng mà nhiều binh sĩ không sống nổi. Giải phẫu gia kiêm hớt tóc Ambroise Paré (1510-1590) thay đổi tất cả. Năm 1536, nguồn cung cấp dầu sôi của ông không còn và ông phải dùng hợp chất gồm lòng đỏ trứng, dầu hoa hồng để băng bó các vết thương. Về sau ông viết trong tác phẩm Method of Treating Wounds (1545) rằng chữa các vết thương như vậy sẽ ít đau, không sưng và ít bị viêm hơn là dùng dầu đun sôi. “Tôi chữa họ và Thượng Đế làm họ lành.” Paré cũng sáng chế phương pháp cột mạch máu để cắt bỏ thành công hơn, tuy nhiên khi cắt bỏ đùi cần phải có các phụ tá khéo tay để cột 53 mũi và những người này không phải lúc nào cũng có. Binh sĩ cũng cảm ơn bác sĩ giải phẫu người Đức Fabricius Hildanus (1560- 1634) vì đã cải tiến điều trị bệnh hoại thư và phỏng.
Các bác sĩ ngồi lại với nhau
Có lẽ vì các thầy thuốc không ngồi lại cùng nhau để đối phó với Dịch Hạch cho nên uy tín của các ngài xuống thấp. Chẳng có thế mà Shakespeare đã viết trong tác phẩm Timon of Athens (1607), Hãy đừng tin thầy thuốc / Thuốc giải độc của họ là thuốc độc”.
Để nâng cao giá trị, các thầy thuốc lập ra một hội riêng để ngăn ngừa những ai không được huấn luyện đầy đủ, kể cả phụ nữ và … người Do Thái. Tại Anh, vào năm 1423, họ gia nhập một thời gian ngắn với các bác sĩ giải phẫu để ngăn những ai thiếu huấn luyện. Sau đó khoảng một thế kỷ, năm 1518, sáu y sĩ, kể cả bác sĩ riêng của Henry VIII là ông Thomas Limace và Hồng Y Wolsey, được phép đặc biệt từ nhà vua để thành lập College of Physicians: Họ cấp giấy phép hành nghề cho các bác sĩ và xét sử, phạt và bỏ tù những ai không chịu hành nghề.