Đường dẫn truy cập

Đại học Mỹ và chính sách nâng đỡ thành phần thiệt thòi để cổ vũ đa dạng xã hội


Năm 2003, tòa tối cao bênh vực quyền của các trường đại học dùng sắc tộc như một yếu tố để thâu nhận sinh viên hầu cổ vũ cho tính đa dạng xã hội.
Năm 2003, tòa tối cao bênh vực quyền của các trường đại học dùng sắc tộc như một yếu tố để thâu nhận sinh viên hầu cổ vũ cho tính đa dạng xã hội.
Tòa án tối cao Hoa Kỳ đang cứu xét một vụ tố tụng có thể ảnh hưởng tới các trường cao đẳng và đại học dùng chủng tộc như một yếu tố để quyết định liệu có nhận cho sinh viên theo học hầu cổ võ cho tính đa dạng xã hội.

Vụ tố tụng này là do một phụ nữ da trắng xúc tiến. Cô này nói cô đã bị bác đơn xin theo học Đại học Texas vì chính sách của nhà trường coi chủng tộc là một yếu tố để thu nhận sinh viên.

Vấn đề này có liên hệ tới chính sách nâng đỡ các thành phần thiểu số hay sắc tộc bị thiệt thòi (tiếng Anh là affirmative action), một bộ luật lệ và quy định của Mỹ có mục đích bảo đảm mọi người đều có cơ hội đồng đều và được đối xử ngang hàng bất kể chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hay nguồn gốc sắc tộc.

Cụm từ “affirmative action”- dịch sát nghĩa là hành động khẳng định - lần đầu tiên được Tổng Thống John F. Kennedy sử dụng hồi năm 1961 trong một sắc lệnh của Tổng Thống. Theo năm tháng, các biện pháp nâng đỡ các thành phần thiệt thòi “affirmative action” đã được những thách thức pháp lý củng cố nhưng mặt khác cũng bị các thách thức này làm cho suy yếu hơn.

Hai trong số các quyết định đáng kể nhất có ảnh hưởng tới các trường cao đẳng và đại học xảy ra hồi năm 1978 và 2003.

Trong vụ kiện 1978, "Regents of the University of California versus Bakke", Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vô hiệu hóa các hệ thống áp dụng chỉ số affirmative action như được áp dụng tại trường West Coast. Tuy nhiên, tòa tối cao giữ nguyên tính hợp pháp của chính sách nâng đỡ các thành phần thiệt thòi về mặt tổng quát.

Năm 2003, tòa tối cao bênh vực quyền của các trường đại học dùng sắc tộc như một yếu tố để thâu nhận sinh viên hầu cổ vũ cho tính đa dạng xã hội. Vụ kiện tụng này khởi đầu từ hai vụ kiện thách thức các chính sách đó tại Đại học Michigan.

Ông Kevin Brown, một chuyên gia về chủng tộc và giáo dục tại Đại học Indianan, nói rằng phán quyết của Tòa án Tối cao trong vụ kiện hiện nay có thể có những hệ quả quốc tế.

Ông Brown nói:

“Tôi biết rằng một số các nước khác cũng áp dụng chính sách nâng dỡ 'affirmative action' và nhiều nước đang hướng về Hoa Kỳ để tìm hiểu xem họ nên làm gì, hoặc liệu hành động của họ có hợp pháp hay không hợp pháp. Tôi nghi ngờ rằng theo chừng mực mà Hoa Kỳ giảm thiểu việc cứu xét yếu tố chủng tộc hay sắc tộc, chúng ta sẽ chứng kiến những lập luận phụ trội, hoặc sức mạnh của những lập luận về vấn đề này tại các nước khác để thi hành chính sách này sẽ tăng.”

Ông Brown nói với Đài VOA rằng ông tiên liệu phán quyết của tòa tối cao có khả năng giảm thiểu đáng kể tác động của các chương trình nâng đỡ thành phần thiệt thòi tại Hoa Kỳ.

Ông nói rất nhiều trường cao đẳng và đại học Mỹ chưa gì đã có những bước để tách ra xa các chương trình thâu nhận sinh viên dựa trên sắc tộc.

VOA Express

XS
SM
MD
LG