Đường dẫn truy cập

Mỹ giúp Ấn Độ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng


Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman (phải) phát biểu bên cạnh Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen trong một tuyên bố chung tại Mahatma Mandir, Gandhinagar, vào ngày 17 tháng 7 năm 2023.
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman (phải) phát biểu bên cạnh Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen trong một tuyên bố chung tại Mahatma Mandir, Gandhinagar, vào ngày 17 tháng 7 năm 2023.

Hoa Kỳ đang hợp tác với Ấn Độ để phát triển các cách thức giảm chi phí vốn và tăng cường đầu tư tư nhân để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của Ấn Độ, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết hôm thứ Hai 17/7.

Sau cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman bên lề hội nghị G20, bà Yellen cho biết hai quốc gia đã và đang hợp tác trong nhiều vấn đề kinh tế, bao gồm hợp tác thương mại và công nghệ cũng như tăng cường chuỗi cung ứng.

“Đặc biệt, chúng tôi mong muốn được hợp tác với Ấn Độ về một nền tảng đầu tư nhằm mang lại chi phí vốn thấp hơn và tăng đầu tư tư nhân để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của Ấn Độ”, bà Yellen nói trong một tuyên bố khi tham dự hội nghị G20 ở Gandhinagar, thủ phủ của Gujarat, một trong những bang công nghiệp hóa nhất của Ấn Độ.

Bà Yellen không gọi nền tảng này là một chương trình “Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng” (JET-P), mặc dù các quốc gia khác bao gồm Nam Phi, Indonesia và Việt Nam đã đồng ý với các bên cho vay khu vực công và tư nhân để giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của họ khỏi nhiên liệu hóa thạch thông qua các chương trình JET-P được thành lập với các quốc gia giàu có hơn.

Các nhà phân tích năng lượng cho rằng Ấn Độ - một quốc gia phát thải lớn về tổng thể nhưng lại thấp hơn tương đối nếu xét theo mức bình quân đầu người - muốn có một JET-P theo các điều kiện riêng: không loại bỏ than và tài trợ cho việc mở rộng năng lượng sạch dưới hình thức trợ cấp chứ không phải cho vay.

Các quốc gia giàu có hơn, phát thải nhiều khí thải đang chịu áp lực phải giúp các nước nghèo hơn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn trước các cuộc đàm phán về khí hậu COP28 tại Dubai vào tháng 11, trong khi thế giới hiện không đạt được các mục tiêu về khí hậu.

Cùng lúc với chuyến thăm Ấn Độ của bà Yellen - là chuyến đi thứ ba của bà trong năm nay và là dấu hiệu cho thấy sự gần gũi ngày càng tăng giữa hai nước - đặc phái viên về khí hậu của Hoa Kỳ John Kerry đã có mặt tại Bắc Kinh để thảo luận về thách thức khí hậu với người đồng cấp Trung Quốc.

“Khi chúng tôi nhìn về phía trước, chúng tôi tái khẳng định cam kết đạt được kết quả đáng kể thông qua việc tham gia chặt chẽ”, bà Sitharaman nói trong một tuyên bố, đồng thời lưu ý đến tiềm năng hợp tác phát triển và các nền tảng đầu tư thay thế cho năng lượng tái tạo.

Sự cải thiện trong quan hệ song phương đã được nhấn mạnh trong chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Narendra Modi tới Washington vào tháng trước, vốn đã chứng kiến một loạt thỏa thuận quốc phòng và công nghệ cao được ký kết.

Bà Yellen cũng cho biết hai nước gần đạt được thỏa thuận về hệ thống thuế tối thiểu toàn cầu.

Trong một thỏa thuận lịch sử vào năm 2021 do Mỹ thúc đẩy, gần 140 quốc gia đã đồng ý áp mức thuế tối thiểu 15% đối với các công ty lớn trên toàn cầu cùng với mức thuế bổ sung 25% đối với “lợi nhuận vượt mức”.

Úc và Nhật Bản đang hy vọng đạt được tiến bộ trong cuộc họp G20 về mức thuế tối thiểu toàn cầu.

Một số nhà phân tích nghi ngờ liệu có thể đạt được thỏa thuận cho sự thay đổi sâu rộng về thuế xuyên biên giới hay không, vì một số chính phủ sẽ muốn ưu tiên cho chế độ thuế quốc gia.

Bà Yellen sẽ thăm Việt Nam sau khi hội nghị tài chính G20 kết thúc vào ngày 18/7.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG