Một số phân tích gia về Trung Đông nói rằng việc ngày càng có nhiều mối quan ngại về Iran, trong đó có cả tham vọng hạt nhân của nước này và việc họ hỗ trợ cho các tổ chức khủng bố, có thể đã tạo nên tiềm năng cho những cơ hội mới về hợp tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và các đồng minh Ả Rập trong khu vực vùng Vịnh Ba Tư. Những phân tích gia này cho rằng mối lo ngại của khu vực về Iran có thể giúp xúc tiến cho mục đích của Mỹ tại khu vực Trung Đông.
Ngoại trưởng Condoleezza Rice đã tới thăm Khu Bờ Tây, Israel, Ai Cập, Jordan, Ả Rập Saudi và Kuwait tháng trước trong một sứ mệnh nhằm tìm kiến sự ủng hộ cho chiến lược mới về Iraq của Tổng thống Bush và nhằm nối lại các nỗ lực hòa bình giữa Israel và Palestine.
Bà Rice nói rằng bà thấy được các cơ hội chính trị trong khu vực khi các quốc gia Ả Rập ôn hòa ngày càng quan ngại về tầm ảnh hưởng của Iran.
Giám đốc điều hành Viện Chính sách Cận Đông Washington, ông Robert Satloff, mới trở về từ một chuyến thăm Trung Đông gần đây.
Ông Satloff nói rằng trên toàn khu vực, các chính phủ Ả Rập Sunni đang ngày càng quan ngại về chương trình hạt nhân của Iran, tầm ảnh hưởng của họ tới Iraq và việc Tehran hỗ trợ những nhóm như Hezbollah ở Li Băng và nhóm Hamas trên lãnh thổû Palestine.
Ngày nay, mối hận thù của những người Ả Rập Sunni đối với những gì thuộc về Ba Tư và những gì thuộc về người Shia là rất sâu sắc. Mối lo sợ của người Ả Rập Sunni về sự gia tăng tầm ảnh hưởng của Iran ở khu vực Trung Đông là rõ ràng. Ước muốn của những người Ả Rập Sunni không muốn bị bêu xấu như nhân vật người Shia bí hiểm đang giữ chức tổng thống Iran, là sự thật. Trong bối cảnh đó, theo quan điểm của tôi, phương Tây chúng ta có một cơ hội không phải để thổi bùng thêm các xung đột trong khu vực này mà để tranh thủ sự lo lắng của người Ả Rập Sunni về Iran để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược, các hệ tư tưởng và chính trị quan trọng.
Ông Satloff lập luận rằng các quốc gia Ả Rập Sunni muốn Hoa Kỳ làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran, đặc biệt là giữa các phe cực đoan, tuy nhiên ông cũng cho rằng cho tới nay có rất ít bằng chứng cho thấy các chính phủ này đã sẵn sàng chấp nhận những rủi ro chính trị quan trọng để giúp xúc tiến cho mục tiêu của Mỹ trong khu vực.
Ông Satloff nói rằng chính quyền của tổng thống Bush nên yêu cầu những quốc gia như Ả Rập Saudi sử dụng năng lực kinh tế của họ trong nỗ lực kiềm chế Iran.
Chúng ta nên đề nghị những nước Ả Rập sử dụng ảnh hưởng không nhỏ của họ để trở thành những đối tác toàn diện trong nỗ lực làm gia tăng phí tổn của Iran trong việc theo đuổi thái độ ngạo mạn của họ, trong đó có cả chương trình vũ khí hạt nhân. Chẳng hạn điều này sẽ gồm có việc các nước Saudi đối thoại trực tiếp với Trung Quốc và đề nghị họ hãy đưa ra lựa chọn, đầu tư vào Iran hay đầu tư vào Ả Rập Saudi.
Các quốc gia Ả Rập đã hối thúc chính quyền của Tổng thống Bush tham gia nhiều hơn vào nỗ lực tìm kiếm một giải pháp cho cuộc xung đột Israel và Palestine, họ nói rằng cuộc xung đột này cản trở tiến bộ trong những vấn đề khác.
Cuối tháng này, Ngoại trưởng Rice được trông đợi sẽ tiến hành các buổi hội đàm với các nhà lãnh đạo Palestine và Israel để thảo luận về các vấn đề gọi là “tình trạng chung cuộc” của tiến trình hòa bình, ví dụ như biên giới của nước Palestine, người tị nạn, và quy chế của Jerusalem.
Những buổi hội đàm như vậy được thiết kế nhằm mở ra cho người dân Palestine “một chân trời chính trị” để xây dựng sự tự tin của họ nếu họ muốn cam kết một cuộc đối thoại hòa bình vơí thâm tâm là một đối tác của Israel.
Phương pháp này gần đây đã được “Bộ Tứ” về Trung Đông thực hiện, nhóm này gồm có Hoa Kỳ, Nga, Liên hiệp Châu Aâu và Liên Hiệp Quốc.
Giám đốc Dự án về Tiến trình hòa bình Trung Đông thuộc viện nghiên cứu Washington, ông David Makovsky nói rằng ông cho rằng các cuộc đàm phán sẽ rất khó khăn.
Bà Rice và Bộ Tứ sẽ dồn toàn bộ nỗ lực để cố gắng hồi phục vấn đề Palestine, với niềm tin rằng đó là hy vọng và tin rằng đó là chân trời chính trị mà bằng cách nào đó sẽ là một liều thuốc bách bệnh để giải quyết tất cả những vấn đề nội bộ khác. Tuy nhiên tôi cho rằng họ sẽ gặp những thách thức hết sức lớn lao.
Vì thế, khi chính quyền của Tổng thống Bush bắt đầu một nỗ lực mới được nối lại về vấn đề Israel và Palestine, một số phân tích gia đang phân vân rằng liệu thay đổi động lực chính trị trong khu vực có thể tăng cường các nỗ lực của Hoa Kỳ và các quốc gia Ả Rập ôn hòa để ngăn chặn ảnh hưởng của Iran hay không?
Trưởng văn phòng Nhật báo al-Hayat tiếng Ả Rập tại Washington, ông Salameh Ne'ematt, cho rằng sự chia rẽ giữa người Shia và người Sunni đang dẫn đến cả bạo lực và sự mất ổn định.
Vấn đề được nhấn mạnh ở đây là chính sách của Hoa Kỳ có thể được lợi từ sự rạn nứt giữa người Sunni và Shia, rằng sự thù nghịch giữa người Sunni và người Shia có lợi cho chính sách của Hoa Kỳ. Điều này về mặt chiến thuật có thể tốt, nhưng nó lại là điều thực sự tệ hại cho những người bị thiệt mạng vì kết quả của việc đổ thêm dầu vào lửa cho tinh thần chống lại người Shia, như chúng ta đã thấy ở Iraq và chúng ta cũng thấy bên bờ sự sụp đổ của chính quyền ở Li Băng.
Các phân tích gia ở Viện Washington cho rằng chừng nào nước Iran với đa số dân Hồi giáo Shia còn tiếp tục theo đuổi nỗ lực để trở thành một siêu cường quốc trong khu vực, thì chừng đó Hoa Kỳ và các nước Ả Rập Sunni đương nhiên sẽ vẫn tiếp tục là đồng minh.