Đường dẫn truy cập

Hội nghị lãnh đạo các nước Ðông Nam Á tại Hà Nội


Vào lúc cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu vẫn tiếp tục lan rộng, lãnh đạo 5 nước Đông Nam Á đã thảo luận về những đường lối nhằm củng cố nền kinh tế khu vực để có thể đương đầu với các trận bão tài chính. Thông tín viên đài VOA Matt Steinglass tường trình thêm từ Hà nội, nơi các lãnh đạo các nước Đông Nam Á dự một hội nghị kéo dài 2 ngày.

Sau khi cuộc họp cấp cao kết thúc hôm thứ 6, thủ tướng Hun Sen của Kampuchea nói rằng cơn khủng hoảng tài chánh toàn cầu có thể có những lợi điểm bất ngờ cho vùng Đông Nam Á.

Ông Hun Sen nói: “Ông Sen nói dân chúng Âu Mỹ nên bắt đầu mua quần áo rẻ của Kampuchea và Việt nam thay vì mua đồ mắc tiền của Ý.”

Cuộc họp cấp cao qui tụ các lãnh đạo Kampuchea, Miến điện, Lào, Thái lan và Việt nam, là 5 quốc gia thuộc Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Chiến Lược Ayeawady-Chao Phraya- Mêkông. Tổ chức này được cựu thủ tướng Thái Lan, ông Thaksin Shinawatra, thành lập hồi năm 2003, trong cố gắng thống nhất các thị trường kinh tế Đông Nam Á.

Được biết trọng tâm của cuộc họp cấp cao là hiểm họa về một cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Phó Chủ tịch Phòng thương mại Việt nam, ông Hoàng văn Dũng, nói rằng điều thiết yếu là phải phối hợp các quy định và hạ tầng cơ sở khu vực. Ông nói:

Ông Dũng nói: “Giới doanh nghiệp bày tỏ quan tâm về những luật lệ và quy định khác biệt giữa các quốc gia thành viên, liên quan tới các giao dịch thương mại xuyên biên giới, về mặt hạ tầng cơ sở, giao thông và nông nghiệp, vì vậy các chính quyền có chân trong tổ chức cần hợp tác với nhau để các thỏa thuận được hài hòa.”

Những nền kinh tế trong khu vực phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu để phát triển, đặc biệt là các nông phẩm và hàng tiêu dùng.

Phó Chủ tịch Phòng thương mại Kampuchea, ông Ohnha Kith Meng, nêu ra rằng tình trạng kinh tế suy yếu đang lan tràn từ Hoa Kỳ sang châu Âu, và điều đó có nghĩa là nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của khu vực có thể giảm.

Ông Ohnha nói: “Những khó khăn mà chúng ta đang đối mặt không phải do chúng ta gây ra. Quả thực, nền kinh tế của chúng ta đã khởi đầu từ một vị thế mạnh. Tuy nhiên, chúng ta phải biết là sẽ không tránh khỏi cơn bão kinh tế toàn cầu này.”

Cả 5 vị lãnh đạo cũng tập trung vào những lĩnh vực như là hệ thống xa lộ và bến cảng khu vực đang được lên kế hoạch để xây dựng, nhằm nối liền các bến cảng Miến Điện ở Ấn Độ dương với các bến cảng Việt Nam bên vùng Biển Đông.

Được biết các nền kinh tế Đông Nam Á lâu nay vẫn bị cản trở bởi những chia rẽ chính trị và tình trạng luật lệ chồng chéo trong khu vực. Các lãnh đạo Đông Nam Á cho rằng sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu có thể là động cơ để đẩy mạnh các nỗ lực nhằm phá vỡ các rào cản đó.



Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG