Đường dẫn truy cập

Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em. - 2004-09-28


Tại Việt Nam thuật ngữ “buôn bán người” chỉ mới xuất hiện chừng khoảng một chục năm trở lại đây, và càng trở nên ồn ào hơn trong thời gian qua, sau khi báo chí đưa tin về những bé gái Việt Nam sa vào những cơ sở mại dâm tại Kampuchia. Tổ Chức Quốc Tế Về Di Dân là một trong những tổ chức giúp đỡ các trường hợp này. Từ thành phố Hồ Chí Minh, Huy Phương gửi về bài tường trình sau đây.

Khi nói đến vấn đề “buôn bán người”, hay nói cho đúng hơn, khi nói đến buôn bán phụ nữ và trẻ em, chúng ta thường nghĩ đến khía cạnh xã hội hay luật pháp; nhưng đối với Tổ Chức Quốc Tế Về Di Dân, gọi tắt là IOM, thì họ xem vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em cũng là một vấn đề di dân; và khi có liên quan đến di dân thì tổ chức quốc tế này xem như đó là công việc của họ.

Tại trụ sở của IOM ở thành phố Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Hoàng Oanh, là người phụ trách Chương Trình Phòng Chống Buôn Bán Phụ Nữ Và Trẻ Em. Chương trình này đặc biệt giúp đỡ các phụ nữ và bé gái, phần lớn sống tại vùng Ðồng bằng sông Cửu Long, đi sang Kampuchia, với lời hứa hẹn sang tới nơi sẽ có công việc nhiều tiền hơn, nhưng rút cục sau đó lại rơi vào những ổ mại dâm.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG