Kinh tế bành trướng một cách lành mạnh ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ nâng mức tăng trưởng kinh tế ở vùng châu Á đang phát triển lên tới 8.2% trong năm nay. Ngân hàng Phát triển châu Á trước đây đã ước tính mức tăng trưởng là 7.5%.
Tuy nhiên, tăng trưởng dự kiến sẽ sụt xuống mức 7.3% trong năm tới vì rủi ro sẽ có sự trì trệ của các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn, là nơi đến chính của các mặt hàng xuất khẩu trong khu vực.
Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng truởng ở mức 9.6% trong năm nay, nhưng có thể sẽ sụt xuống tới mức 9.1% vào năm tới. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Aán Độ dự kiến sẽ tăng vào năm tới lên tới mức 8.7% so với 8.5% trong năm nay.
Ông Lee Jong-wha, kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á, cho rằng vốn nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vào các nền kinh tế đang phát triển của châu Á. Nhưng ông cảnh báo rằng sự kiện này kèm theo một số rủi ro.
Ông Lee nói: “Luồng vốn ồ ạt đổ vào và khả năng của việc bất thần rút ra, thực sự góp phần vào một rủi ro có thể gây gián đoạn của các thị trường tài chính châu Á và gây áp lực cho tỷ giá hối đoái.”
Năm ngoái, khoảng 200 tỷ đôla đầu tư đã đổ vào vùng này và ở lại. Sự kiện này góp phần vào sự gia tăng trữ lượng ngoại hối và các chỉ tệ mạnh hơn – một mối quan ngại ngày càng nhiều cho các nền kinh tế trong vùng lệ thuộc vào xuất khẩu. Chẳng hạn như, ngân hàng trung ương Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để giảm giá đồng yen nhằm bảo vệ hàng xuất khẩu của Nhật Bản.
Có nhiều mối quan ngại trên khắp thế giới rằng luồng vốn đổ vào có thể châm ngòi cho một cuộc chiến về tiền tệ, trong đó các ngân hàng trung ương sẽ phá giá chỉ tệ của họ. Ông Lee cho rằng nếu sự kiện này xảy ra, thì các ngân hàng này sẽ vấp phải một vấn đề khác.
Ông Lee nói tiếp: “Thanh khoản ồ ạt đổ vào các thị trường tài chính trong nước sẽ tạo thêm một áp lực về phía lạm phát.”
Đồng baht của Thái Lan và đồng ringgit của Malaysia đã tăng giá gần 11 phần trăm kể từ tháng 9 năm 2008. Nhưng đồng nguyên của Trung Quốc đã tăng giá chỉ có khoảng 1 phần trăm và đồng bạc Việt Nam đã sụt giá gần 15 phần trăm bởi vì chính phủ hạ giá chỉ tệ của họ.
ADB là một tổ chức phi lợi nhuận cho vay tiền để phát triển. ADB dự báo các nền kinh tế ở Đông Nam Á sẽ tăng trưởng ở mức trung bình là 7.4 phần trăm trong năm nay. Singapore sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất với mức 14 phần trăm. Kế đó là Thái Lan với 7 phần trăm. Nhưng tăng trưởng trong tiểu vùng này sẽ tụt xuống mức 5.4 phần trăm trong năm tới vì nhu cầu xuất khẩu giảm sút.
Tại Trung Á, tăng trưởng năm nay dự kiến sẽ ở mức 5.1 phần trăm, tăng đôi chút so với dự báo ban đầu của ADB là 4.9 phần trăm. Năm tới có phần chắc các nền kinh tế trong khu vực sẽ tăng trưởng ở mức khoảng 5,7 phần trăm.
Tin cập nhật trong năm 2010 của ADB nói rằng xuất khẩu khoáng sản, dầu và khí đốt thiên nhiên góp phần vào mức tăng trưởng trong vùng.
Ngân hàng Phát triển châu Á ADB đã nâng cao dự báo tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á trong năm nay vì xuất khẩu và tiêu thụ mạnh. Nhưng theo tường trình của thông tín viên VOA Heda Bayron từ Hong Kong, ADB cảnh báo về những rủi ro của luồng vốn nước ngoài đổ vào khu vực này.