Ðài truyền hình Al-Jazeera có trụ sở ở Qatar loan tin 4 ký giả của đài đã bị bắt sau khi Bộ Nội vụ Ai Cập cáo buộc họ là phát hình một cách bất hợp pháp từ một khách sạn ở Cairo. Thông tín viên VOA Edward Yeranian tường trình từ thủ đô Ai Cập.
Đây không phải là lần đầu tiên lực lượng an ninh Ai Cập bắt giữ các phóng viên của đài truyền hình Al-Jazeera, nhưng các vụ bắt giữ mới nhất đang gây lo lắng trong giới làm thông tin quốc tế.
Bộ Nội vụ Ai Cập cáo buộc 4 phóng viên của chương trình Anh ngữ đài Al-Jazeera, bị bắt giữ hồi cuối tuần, là đã gặp gỡ các nhân vật của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo. Tuần trước, chính phủ lâm thời Ai Cập đã chính thức công bố đảng Huynh đệ đối lập này là một “tổ chức khủng bố.”
Bà Aya Elwadia, phát ngôn viên của đài truyền hình, nói với đài VOA rằng hệ thống này đang yêu cầu nhà chức trách Ai Cập phóng thích các phóng viên bởi vì Al-Jazeera không chính thức bị cấm hoạt động ở nước này.
Bà Elwadia nói: “Mạng truyền thông Jazeera lên án những vụ bắt giữ tuỳ tiện các phóng viên ban Anh ngữ của đài Al- Jazeera là Mohamed Fahmi, Peter Greste, Fahem Mohamed và Mohamed Fawzi, và chúng tôi kêu gọi phóng thích họ lập tức và vô điều kiện. Mạng truyền thông Al-Jazeera đã bị lực lượng an ninh Ai Cập sách nhiễu và các đồng sự của chúng tôi đã bị lực lượng an ninh Ai Cập bắt giữ, tịch thu thiết bị và bố ráp văn phòng của chúng tôi, bất chấp sự kiện chúng tôi không chính thức bị cấm hoạt động ở đó.”
Giới truyền thông Ai Cập ngày càng chỉ trích các tổ chức báo chí nước ngoài, nhất là Al-Jazeera về điều mà họ gọi là “tường thuật có thành kiến” thiên vị Huynh đệ Hồi giáo.
Người ta thấy các bích chương lên án hệ thống Al-Jazeera tại nhiều nơi ở Cairo, với khẩu hiệu “ống kính nói dối.”
Các giới chức Ai Cập đã lên án Al-Jazeera là thổi phồng tầm cỡ các vụ biểu tình, tăng thêm số thương vong và dùng ngôn ngữ kích động để gây hiềm khích.
Chủ biên và nhà xuất bản kỳ cựu người Ai Cập Hisham Kassem nói rằng Al-Jazeera đã “mất đi nhiều uy tín” trong những năm gần đây, theo ý ông, qua việc không duy trì tính trung lập trong các bài tường thuật. Nhưng ông nói các giới chức Ai Cập đã đi quá xa trong việc bắt giữ 4 phóng viên.
Ông Kassem nói: “Ðó là một lỗi lầm ngu xuẩn. Chính phủ Ai Cập không nên có phản ứng như thế này. Tôi không cho rằng dân chúng Ai Cập cần có người hướng dẫn họ như chính phủ Ai Cập đang làm khi cấm Jazeera hoạt động và tôi thực sự cho rằng đài này nên được phép tự do hoạt động, với tất cả dè dặt của tôi đối với họ và tôi nghĩ đài này đang trở nên rất thiên vị và thiếu chuyên nghiệp.”
Uỷ ban Bảo vệ Ký giả có trụ sở ở New York loan tin các tình huống đã “xấu đi một cách đáng kể” ở Ai Cập trong năm 2013. 6 ký giả đã bị sát hại ở Ai Cập trong năm 2013.
Đây không phải là lần đầu tiên lực lượng an ninh Ai Cập bắt giữ các phóng viên của đài truyền hình Al-Jazeera, nhưng các vụ bắt giữ mới nhất đang gây lo lắng trong giới làm thông tin quốc tế.
Bộ Nội vụ Ai Cập cáo buộc 4 phóng viên của chương trình Anh ngữ đài Al-Jazeera, bị bắt giữ hồi cuối tuần, là đã gặp gỡ các nhân vật của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo. Tuần trước, chính phủ lâm thời Ai Cập đã chính thức công bố đảng Huynh đệ đối lập này là một “tổ chức khủng bố.”
Bà Aya Elwadia, phát ngôn viên của đài truyền hình, nói với đài VOA rằng hệ thống này đang yêu cầu nhà chức trách Ai Cập phóng thích các phóng viên bởi vì Al-Jazeera không chính thức bị cấm hoạt động ở nước này.
Bà Elwadia nói: “Mạng truyền thông Jazeera lên án những vụ bắt giữ tuỳ tiện các phóng viên ban Anh ngữ của đài Al- Jazeera là Mohamed Fahmi, Peter Greste, Fahem Mohamed và Mohamed Fawzi, và chúng tôi kêu gọi phóng thích họ lập tức và vô điều kiện. Mạng truyền thông Al-Jazeera đã bị lực lượng an ninh Ai Cập sách nhiễu và các đồng sự của chúng tôi đã bị lực lượng an ninh Ai Cập bắt giữ, tịch thu thiết bị và bố ráp văn phòng của chúng tôi, bất chấp sự kiện chúng tôi không chính thức bị cấm hoạt động ở đó.”
Giới truyền thông Ai Cập ngày càng chỉ trích các tổ chức báo chí nước ngoài, nhất là Al-Jazeera về điều mà họ gọi là “tường thuật có thành kiến” thiên vị Huynh đệ Hồi giáo.
Người ta thấy các bích chương lên án hệ thống Al-Jazeera tại nhiều nơi ở Cairo, với khẩu hiệu “ống kính nói dối.”
Các giới chức Ai Cập đã lên án Al-Jazeera là thổi phồng tầm cỡ các vụ biểu tình, tăng thêm số thương vong và dùng ngôn ngữ kích động để gây hiềm khích.
Chủ biên và nhà xuất bản kỳ cựu người Ai Cập Hisham Kassem nói rằng Al-Jazeera đã “mất đi nhiều uy tín” trong những năm gần đây, theo ý ông, qua việc không duy trì tính trung lập trong các bài tường thuật. Nhưng ông nói các giới chức Ai Cập đã đi quá xa trong việc bắt giữ 4 phóng viên.
Ông Kassem nói: “Ðó là một lỗi lầm ngu xuẩn. Chính phủ Ai Cập không nên có phản ứng như thế này. Tôi không cho rằng dân chúng Ai Cập cần có người hướng dẫn họ như chính phủ Ai Cập đang làm khi cấm Jazeera hoạt động và tôi thực sự cho rằng đài này nên được phép tự do hoạt động, với tất cả dè dặt của tôi đối với họ và tôi nghĩ đài này đang trở nên rất thiên vị và thiếu chuyên nghiệp.”
Uỷ ban Bảo vệ Ký giả có trụ sở ở New York loan tin các tình huống đã “xấu đi một cách đáng kể” ở Ai Cập trong năm 2013. 6 ký giả đã bị sát hại ở Ai Cập trong năm 2013.