Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Mohamed Ibrahim nói rằng có 148 người chết khi lực lượng an ninh dùng xe cơ giới giải tán hai địa điểm biểu tình ngồi lì tại Cairo hôm thứ Tư.
Nhưng một phát ngôn viên của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo nói rằng có 2.600 người chết khi cảnh sát dùng súng tự động bắn vào đám đông người biểu tình.
Nhiều nhà báo cho biết họ nhìn thấy rất nhiều xác chết trong các nhà xác được dựng lên tạm bợ ở Cairo.
Ngoài Cairo cũng có biểu tình tại các thành phố Alexandria, Minya, Assiut và Suez.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gọi việc sử dụng võ lực của chính phủ Ai Cập nhắm vào những người biểu tình là “đáng chê trách” và là một đòn nặng giáng vào cố gắng hòa giải.
Hôm thứ Tư, tại Bộ Ngoại Giao ông Kerry nói với các nhà báo rằng bạo động không phải là giải pháp và bạo động chỉ chia rẽ nhân dân Ai Cập thêm. Ông yêu cầu chính phủ Ai Cập tôn trọng các nhân quyền căn bản và kêu gọi người biểu tình tránh bạo động.
Nhận định của ông Kerry tương tự với Tòa Bạch Ốc, phản đối chính phủ Ai Cập tuyên bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu lực lượng an ninh Ai Cập kiềm chế.
Các cường quốc châu Âu cũng kêu gọi chính phủ Ai Cập và phe Hồi Giáo đối lập tránh một cuộc leo thang bạo động và quay lại đối thoại.
Tại Brussels, phát ngôn nhân Liên Hiệp Châu Âu Peter Stano nói các tin tức từ Cairo là “cực kỳ lo ngại.” Ông nói bạo động không dẫn tới giải pháp và kêu gọi tất cả mọi bên tự kiềm chế tối đa.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague có lời lẽ cứng rắn hơn với chính phủ Ai Cập, ông lên án việc sử dụng võ lực để giải tán người biểu tình.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon lên án cuộc bạo động tại Ai Cập bằng lời lẽ mạnh nhất, và nói rằng ông rất tiếc là nhà chức trách Ai Cập chọn sử dụng võ lực nhắm vào các cuộc biểu tình của người Hồi Giáo.
Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế kêu gọi quân đội Ai Cập ngưng tấn công người biểu tình. Chuyên gia Ai Cập của Ân Xá Quốc Tế, ông Geoffrey Mock, nói với đài VOA hôm thứ Tư rằng bạo động chứng tỏ “những kiểu mẫu ngược đãi cũ” từ thời cựu Tổng thống Mubarack đang được lặp lại.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã mô tả vụ trấn áp hôm thứ Tư là một cuộc “thảm sát.” Ông hối thúc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập có hành động ngay lập tức để chặn đứng tình trạng đó.
Iran cũng gọi đó là một cuộc thảm sát và cảnh cáo Ai Cập rằng nếu họ không thay đổi chiều hướng, Israel và các cường quốc “ngạo mạn” của thế giới sẽ khiến cuộc cách mạng của nhân dân Ai Cập đi chệch hướng.
Nhưng một phát ngôn viên của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo nói rằng có 2.600 người chết khi cảnh sát dùng súng tự động bắn vào đám đông người biểu tình.
Nhiều nhà báo cho biết họ nhìn thấy rất nhiều xác chết trong các nhà xác được dựng lên tạm bợ ở Cairo.
Ngoài Cairo cũng có biểu tình tại các thành phố Alexandria, Minya, Assiut và Suez.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gọi việc sử dụng võ lực của chính phủ Ai Cập nhắm vào những người biểu tình là “đáng chê trách” và là một đòn nặng giáng vào cố gắng hòa giải.
Hôm thứ Tư, tại Bộ Ngoại Giao ông Kerry nói với các nhà báo rằng bạo động không phải là giải pháp và bạo động chỉ chia rẽ nhân dân Ai Cập thêm. Ông yêu cầu chính phủ Ai Cập tôn trọng các nhân quyền căn bản và kêu gọi người biểu tình tránh bạo động.
Nhận định của ông Kerry tương tự với Tòa Bạch Ốc, phản đối chính phủ Ai Cập tuyên bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu lực lượng an ninh Ai Cập kiềm chế.
Các cường quốc châu Âu cũng kêu gọi chính phủ Ai Cập và phe Hồi Giáo đối lập tránh một cuộc leo thang bạo động và quay lại đối thoại.
Tại Brussels, phát ngôn nhân Liên Hiệp Châu Âu Peter Stano nói các tin tức từ Cairo là “cực kỳ lo ngại.” Ông nói bạo động không dẫn tới giải pháp và kêu gọi tất cả mọi bên tự kiềm chế tối đa.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague có lời lẽ cứng rắn hơn với chính phủ Ai Cập, ông lên án việc sử dụng võ lực để giải tán người biểu tình.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon lên án cuộc bạo động tại Ai Cập bằng lời lẽ mạnh nhất, và nói rằng ông rất tiếc là nhà chức trách Ai Cập chọn sử dụng võ lực nhắm vào các cuộc biểu tình của người Hồi Giáo.
Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế kêu gọi quân đội Ai Cập ngưng tấn công người biểu tình. Chuyên gia Ai Cập của Ân Xá Quốc Tế, ông Geoffrey Mock, nói với đài VOA hôm thứ Tư rằng bạo động chứng tỏ “những kiểu mẫu ngược đãi cũ” từ thời cựu Tổng thống Mubarack đang được lặp lại.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã mô tả vụ trấn áp hôm thứ Tư là một cuộc “thảm sát.” Ông hối thúc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập có hành động ngay lập tức để chặn đứng tình trạng đó.
Iran cũng gọi đó là một cuộc thảm sát và cảnh cáo Ai Cập rằng nếu họ không thay đổi chiều hướng, Israel và các cường quốc “ngạo mạn” của thế giới sẽ khiến cuộc cách mạng của nhân dân Ai Cập đi chệch hướng.