Giới hữu trách Ai Cập đang gắng sức đem lại ổn định cho quốc gia sau gần ba năm với những cuộc nổi dậy và biến động. Nhưng sự bất bình của dân chúng đối với nhà cầm quyền mới nhất dường như ngày càng tăng, và như thông tín viên đài VOA Elizabeth Arrot tường thuật từ Cairo thì vào năm 2014 chưa có bảo đảm nào là tình trạng xáo động sẽ qua đi.
Năm 2013 đã chứng kiến người dân Ai Cập xuống đường để hạ bệ nhà lãnh đạo của họ, cuộc nổi dậy lần thứ nhì của quần chúng trong vòng hai năm.
Họ có sự ủng hộ rộng rãi của quân đội, đã cầm tù vị tổng thống Hồi Giáo được bầu cử tự do đầu tiên của nước này, ông Mohamed Morsi, và trấn áp những người ủng hộ ông.
Chính phủ lâm thời do quân đội hậu thuẫn đã đề nghị một “lộ đồ” đưa tới ổn định: một hiến pháp mới, sẽ được đưa ra trong một cuộc trưng cầu dân ý, tiếp theo là các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội.
Lúc đầu, nhiều người Ai Cập ủng hộ nhóm lãnh đạo mới, với lời hứa của họ giữ Phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo của ông Morsi không xuất hiện trên trường chính trị.
Nhưng các nhà hoạt động và blogger nổi tiếng Wael Khalil nói rằng đó là bước khởi đầu của thay đổi:
“Đưa ông Morsi trở lại nắm quyền không phải là một giải pháp - không phải là một giải pháp có thể áp dụng được – vì thế giờ đây chúng tôi theo dõi sát những người đang nắm quyền.”
Những người biểu tình chống chính phủ giờ đây không phải chỉ gồm những người ủng hộ ông Morsi, với những người hoạt động có chủ trương thế tục và những người hoạt động khác phản đối những chiến thuật nặng tay mà họ nghĩ rằng đã loại bỏ hết trong năm 2011. Ông Khalil nói:
“Càng ngày dân chúng càng thấy, trước hết, sự trở lại của quốc gia cảnh sát và cảnh sát thật sự trở lại với những hành vi trả thù.”
Cũng có tình trạng bất bình trên phương diện kinh tế. Thất nghiệp, thiếu hoạt động trong các lãnh vực du lịch và đầu tư, cùng với nạn lạm phát đặc biệt là trong khu vực thực phẩm và các nhu yếu phẩm căn bản, cũng đang đem lại ảnh hưởng.
Khẩu hiệu của Cuộc Cách Mạng năm 2011 là “bánh mì, tự do, và nhân phẩm,” là thứ mà nhà phân tích chính trị Hisham Kassem nói là vẫn còn thích hợp. Ông nhận định:
“Đây là một quốc gia đã bị đẩy tới bờ vực và chừng nào các vấn đề này chưa được giải quyết, thì sẽ có cuộc nổi dậy thứ ba, thứ tư, và thứ năm. Nó sẽ không chấm dứt, và dù đó là quân đội, hay Hồi Giáo, bất cứ ai bây giờ đang nắm quyền cũng cần phải giải quyết.”
Nhưng khi chính phủ toan tiến lên phía trước, không phải tất cả nọi người đều bi quan. Ông Saad Eddin Ibrahim là chủ tịch sáng lập Trung tâm Khảo cứu Phát triển Ibn Khaldun. Ông nói:
“Luôn luôn có khoảng một thập niên chung quanh vụ bùng nổ cách mạng trước khi núi lửa ổn định lại và tro bụi lắng xuống.”
Ông nói rằng, Ai Cập, sẽ không mất nhiều thời giờ như vậy, có thể chỉ khoảng chừng một năm nữa. Ông tin rằng “sự mệt mỏi cách mạng” sẽ bắt đầu ngấm – mặc dầu các đường phố Ai Cập chưa cho thấy dấu hiệu nào của nó.
Năm 2013 đã chứng kiến người dân Ai Cập xuống đường để hạ bệ nhà lãnh đạo của họ, cuộc nổi dậy lần thứ nhì của quần chúng trong vòng hai năm.
Họ có sự ủng hộ rộng rãi của quân đội, đã cầm tù vị tổng thống Hồi Giáo được bầu cử tự do đầu tiên của nước này, ông Mohamed Morsi, và trấn áp những người ủng hộ ông.
Chính phủ lâm thời do quân đội hậu thuẫn đã đề nghị một “lộ đồ” đưa tới ổn định: một hiến pháp mới, sẽ được đưa ra trong một cuộc trưng cầu dân ý, tiếp theo là các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội.
Lúc đầu, nhiều người Ai Cập ủng hộ nhóm lãnh đạo mới, với lời hứa của họ giữ Phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo của ông Morsi không xuất hiện trên trường chính trị.
Nhưng các nhà hoạt động và blogger nổi tiếng Wael Khalil nói rằng đó là bước khởi đầu của thay đổi:
“Đưa ông Morsi trở lại nắm quyền không phải là một giải pháp - không phải là một giải pháp có thể áp dụng được – vì thế giờ đây chúng tôi theo dõi sát những người đang nắm quyền.”
Những người biểu tình chống chính phủ giờ đây không phải chỉ gồm những người ủng hộ ông Morsi, với những người hoạt động có chủ trương thế tục và những người hoạt động khác phản đối những chiến thuật nặng tay mà họ nghĩ rằng đã loại bỏ hết trong năm 2011. Ông Khalil nói:
“Càng ngày dân chúng càng thấy, trước hết, sự trở lại của quốc gia cảnh sát và cảnh sát thật sự trở lại với những hành vi trả thù.”
Cũng có tình trạng bất bình trên phương diện kinh tế. Thất nghiệp, thiếu hoạt động trong các lãnh vực du lịch và đầu tư, cùng với nạn lạm phát đặc biệt là trong khu vực thực phẩm và các nhu yếu phẩm căn bản, cũng đang đem lại ảnh hưởng.
Khẩu hiệu của Cuộc Cách Mạng năm 2011 là “bánh mì, tự do, và nhân phẩm,” là thứ mà nhà phân tích chính trị Hisham Kassem nói là vẫn còn thích hợp. Ông nhận định:
“Đây là một quốc gia đã bị đẩy tới bờ vực và chừng nào các vấn đề này chưa được giải quyết, thì sẽ có cuộc nổi dậy thứ ba, thứ tư, và thứ năm. Nó sẽ không chấm dứt, và dù đó là quân đội, hay Hồi Giáo, bất cứ ai bây giờ đang nắm quyền cũng cần phải giải quyết.”
Nhưng khi chính phủ toan tiến lên phía trước, không phải tất cả nọi người đều bi quan. Ông Saad Eddin Ibrahim là chủ tịch sáng lập Trung tâm Khảo cứu Phát triển Ibn Khaldun. Ông nói:
“Luôn luôn có khoảng một thập niên chung quanh vụ bùng nổ cách mạng trước khi núi lửa ổn định lại và tro bụi lắng xuống.”
Ông nói rằng, Ai Cập, sẽ không mất nhiều thời giờ như vậy, có thể chỉ khoảng chừng một năm nữa. Ông tin rằng “sự mệt mỏi cách mạng” sẽ bắt đầu ngấm – mặc dầu các đường phố Ai Cập chưa cho thấy dấu hiệu nào của nó.