NEW DELHI —
Nền dân chủ lớn nhất thế giới trong tuần này trải qua một sự chuyển tiếp chính phủ. Sau khi Đảng Quốc Đại bị thất bại hoàn toàn trong cuộc bầu cử với một con số cử tri đi bầu kỷ lục là hơn 553 triệu người, ông Manmohan Singh, sắc tộc Sikh, với giọng nói nhỏ nhẹ, 81 tuổi, nhường chỗ cho một người thẳng thắn theo chủ nghĩa dân tộc theo Ấn Giáo, Narendra Modi 63 tuổi, thuộc Đảng Bharatiya Janata BJP. Thông tín viên Đài VOA Steve Herman tại New Delhi nhìn vào lối lãnh đạo của ông Modi và những ưu tiên trong đường lối cai trị khi ông đảm nhận trách nhiệm điều hành một quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới.
Cuộc bầu cử Quốc hội Ấn Độ đã chứng kiến Thủ hiến bang Gujarat, ông Narendra Modi, thuộc đảng BJP đánh bại đảng Quốc Đại cấp tiến và thế tục vì đảng này đã không thể giữ cho nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng nhanh chóng như nước láng giềng Trung Quốc. Trong hơn một thập niên, trong khi đảng Quốc Đại cầm quyền, nền kinh tế chỉ tạo được một phần mười việc làm cần thiết để theo kịp đà dân số tăng cao.
Câu hỏi lớn là: Liệu nhà lãnh đạo kế tiếp có thể cải thiện con số này được hay không? Ông Modi được tiếng là có những chính sách thiên về kinh doanh và đã hứa ủng hộ hai mục tiêu lâu nay chưa đạt được: Một chính phủ không tham nhũng và một nền giáo dục cấp hai phổ thông. Tuy nhiên ông bị chỉ trích là quan liêu.
Đảng của ông Modi lên cầm quyền với những quyền lực chính trị to lớn: Có thể thông qua các đạo luật không cần liên minh với đối tác nào cả và với đảng Quốc Đại bị tê liệt nghiêm trọng.
Điều này làm những thành phần của xã hội dân sự lo ngại. Ông Siddarth Varadarajan, một nhà nghiên cứu thuộc trung tâm các Vấn đề Công cộng và Thuyết Chỉ trích nói những người này nên cảnh giác.
“Tôi không thể nhớ lại có Thủ tướng nào là một khuôn mặt phân cực như vậy và mang vào quyền lực hành trang chia rẻ như ông Modi đang mang đến.”
Những chỉ trích cho rằng trong hơn 10 năm làm Thủ hiến bang Gujarat, tiểu bang của ông phát động một chiến dịch có hệ thống chống lại công lý cho những người Hồi giáo và những sắc dân thiểu số khác.
Ông Varadarajan nói Ấn Độ không thể nào có bất bình đẳng và căng thẳng xã hội trong khi hy vọng giữ được tăng trưởng bền vững.
“Một khía cạnh gây bối rối của chiến dịch ông Modi điều hành là ông thường đảo ngược những lời hứa của ông về tăng trưởng với chủ nghĩa thế tục và nói ‘bạn muốn thế tục hay bạn muốn tăng trưởng?’ mà tôi nghĩ đây thực sự là một lựa chọn rất sai lầm đưa ra cho các cử tri vì một quốc gia như Ấn Độ cần cả hai.”
Trong tư cách là Thủ tướng thứ 17 của Ấn Độ, người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo sẽ phải vươn ra ngoài nền tảng của ông và điều chỉnh cách thức cai trị. Kinh tế gia Parth Shah điều hành tổ chức nghiên cứu Trung tâm Xã hội Dân sự đặt nỗ lực vào những thách thức xã hội của Ấn Độ nói.
“Tôi nghĩ ông Modi đủ khôn khéo để biết là bạn có thể điều hành một tiểu bang nhỏ theo một cách thức đặc biệt. Nhưng không thể nào điều hành một quốc gia rộng lớn với 1,2 tỉ dân với nhiều quyền lợi đa dạng và với nhiều nhân vật có cá tính mạnh mẽ ở cấp quốc gia theo kiểu bạn điều hành một tiểu bang.”
Ông Manoj Joshi, một nhà nghiên cứu có uy tín của Quỹ Nghiên cứu Quan sát nói Thủ tướng mới, khi đối phó với những vấn đề trong nước và chính sách đối ngoại, sẽ gặp khó khăn trong việc xa rời những nhiệm vụ dân chúng giáo phó cho chính phủ từ khi Ấn Độ được độc lập vào năm 1947.
“Trên tất cả mọi việc, trên những tranh chấp về chính sách ngoại giao, những vướng mắc v..v..là việc phải nỗ lực và đưa người dân ra khỏi cảnh nghèo túng.”
Ông Modi xuất thân từ một giai cấp khiêm nhường, thời trẻ làm việc trong các quầy hàng bán trà. Các người ủng hộ ông thuộc giới bình dân đã giúp ông có được một thắng lợi áp đảo, đang hy vọng là ông có thể giữ được lời hứa để phục vụ họ, giúp họ thăng tiến.
Cuộc bầu cử Quốc hội Ấn Độ đã chứng kiến Thủ hiến bang Gujarat, ông Narendra Modi, thuộc đảng BJP đánh bại đảng Quốc Đại cấp tiến và thế tục vì đảng này đã không thể giữ cho nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng nhanh chóng như nước láng giềng Trung Quốc. Trong hơn một thập niên, trong khi đảng Quốc Đại cầm quyền, nền kinh tế chỉ tạo được một phần mười việc làm cần thiết để theo kịp đà dân số tăng cao.
Câu hỏi lớn là: Liệu nhà lãnh đạo kế tiếp có thể cải thiện con số này được hay không? Ông Modi được tiếng là có những chính sách thiên về kinh doanh và đã hứa ủng hộ hai mục tiêu lâu nay chưa đạt được: Một chính phủ không tham nhũng và một nền giáo dục cấp hai phổ thông. Tuy nhiên ông bị chỉ trích là quan liêu.
Đảng của ông Modi lên cầm quyền với những quyền lực chính trị to lớn: Có thể thông qua các đạo luật không cần liên minh với đối tác nào cả và với đảng Quốc Đại bị tê liệt nghiêm trọng.
Điều này làm những thành phần của xã hội dân sự lo ngại. Ông Siddarth Varadarajan, một nhà nghiên cứu thuộc trung tâm các Vấn đề Công cộng và Thuyết Chỉ trích nói những người này nên cảnh giác.
“Tôi không thể nhớ lại có Thủ tướng nào là một khuôn mặt phân cực như vậy và mang vào quyền lực hành trang chia rẻ như ông Modi đang mang đến.”
Những chỉ trích cho rằng trong hơn 10 năm làm Thủ hiến bang Gujarat, tiểu bang của ông phát động một chiến dịch có hệ thống chống lại công lý cho những người Hồi giáo và những sắc dân thiểu số khác.
Ông Varadarajan nói Ấn Độ không thể nào có bất bình đẳng và căng thẳng xã hội trong khi hy vọng giữ được tăng trưởng bền vững.
“Một khía cạnh gây bối rối của chiến dịch ông Modi điều hành là ông thường đảo ngược những lời hứa của ông về tăng trưởng với chủ nghĩa thế tục và nói ‘bạn muốn thế tục hay bạn muốn tăng trưởng?’ mà tôi nghĩ đây thực sự là một lựa chọn rất sai lầm đưa ra cho các cử tri vì một quốc gia như Ấn Độ cần cả hai.”
Trong tư cách là Thủ tướng thứ 17 của Ấn Độ, người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo sẽ phải vươn ra ngoài nền tảng của ông và điều chỉnh cách thức cai trị. Kinh tế gia Parth Shah điều hành tổ chức nghiên cứu Trung tâm Xã hội Dân sự đặt nỗ lực vào những thách thức xã hội của Ấn Độ nói.
“Tôi nghĩ ông Modi đủ khôn khéo để biết là bạn có thể điều hành một tiểu bang nhỏ theo một cách thức đặc biệt. Nhưng không thể nào điều hành một quốc gia rộng lớn với 1,2 tỉ dân với nhiều quyền lợi đa dạng và với nhiều nhân vật có cá tính mạnh mẽ ở cấp quốc gia theo kiểu bạn điều hành một tiểu bang.”
Ông Manoj Joshi, một nhà nghiên cứu có uy tín của Quỹ Nghiên cứu Quan sát nói Thủ tướng mới, khi đối phó với những vấn đề trong nước và chính sách đối ngoại, sẽ gặp khó khăn trong việc xa rời những nhiệm vụ dân chúng giáo phó cho chính phủ từ khi Ấn Độ được độc lập vào năm 1947.
“Trên tất cả mọi việc, trên những tranh chấp về chính sách ngoại giao, những vướng mắc v..v..là việc phải nỗ lực và đưa người dân ra khỏi cảnh nghèo túng.”
Ông Modi xuất thân từ một giai cấp khiêm nhường, thời trẻ làm việc trong các quầy hàng bán trà. Các người ủng hộ ông thuộc giới bình dân đã giúp ông có được một thắng lợi áp đảo, đang hy vọng là ông có thể giữ được lời hứa để phục vụ họ, giúp họ thăng tiến.