GHAZIABAD, INDIA —
Cách đây một năm, Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận bệnh bại liệt không còn là một căn bệnh địa phương tại Ấn Độ.
Quốc gia Nam Á này từ việc chiếm một nửa những trường hợp mắc bệnh bại liệt trên thế giới vào năm 2009 xuống chỉ còn một trường hợp mắc bệnh mới vào đầu năm 2011. Thông tín viên Đài VOA Aru Pande xem xét về cách thức Ấn Độ có thể thực hiện việc này - và đang làm việc để đảm bảo không có những trường hợp mắc bệnh bại liệt mới nào cả.
Để có thể hiểu được làm thế nào Ấn Độ có thể chống lại virút bệnh bại liệt lây nhiễm cao, không cần phải tìm đâu xa chỉ cần đến thăm một ngôi nhà tại khu vực Ghaziabad có đa số người Hồi giáo cư ngụ thuộc bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ.
Bà Asma Khatun mẹ của hai đứa con nói:
“Mỗi khi đoàn chích ngừa đến, chúng tôi đều cho con cái chích ngừa. Ngay cả nếu không có ai đến nhà chúng tôi, chúng tôi cũng gởi con đến bệnh viện để chích ngừa.”
Khi các toán của chính phủ và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF đến từng nhà để chích ngừa chống bệnh bại liệt cho trẻ em - họ không gặp sự chống đối nào cả.
Bà Nasreen Jahan bị bệnh bại liệt nhìn con của bà đang được nhỏ thuốc ngừa bệnh bại liệt.
Bà nói: “Tôi đi đứng rất khó khăn, và tôi không muốn các con của tôi bị bệnh như tôi.”
UNICEF cho biết chỉ cách đây 25 năm, bệnh bại liệt làm cho khoảng 200.000 trẻ em Ấn Độ bị liệt mỗi năm. Và nhiều chuyên gia tiên đoán Ấn Độ sẽ là quốc gia cuối cùng xoá được bệnh bại liệt.
Với hàng triệu đô la và những liều thuốc ngừa, Ấn Độ từ 741 trường hợp mắc bệnh bại liệt được ghi nhận trong năm 2009 xuống chỉ còn một trường hợp trong năm 2011.
UNICEF nói những toán nhân viên y tế nhắm đến những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao, là yếu tố chính yếu trong việc chống bệnh bại liệt.
Các phụ nữ như bà Zareena Parveen bỏ ra nhiều thì giờ đến những gia đình trong khu vực cư trú, thuyết phục cha mẹ về tầm quan trọng trong việc chích ngừa cho con cái đồng thời cũng xua tan những thông tin sai lạc về thuốc chích ngừa.
Bà Parveen nói: “Các phụ nữ thường nghĩ là con cái của chúng tôi sẽ mất khả năng sinh sản và không thể nào có con được khi lớn lên. Trước đây họ thường nghĩ như vậy… nhưng hiện nay họ không còn nghĩ như thế nữa và cho phép các con được chích ngừa.”
Những tổ chức Hồi giáo địa phương và các nhà lãnh đạo cộng đồng cũng giúp ích nhiều trong việc loan truyền lợi ích của việc chủng ngừa tại các lễ hội, các đền thờ Hồi giáo và các trường học.
Ông Maulana Noor Hasan Qasmi nói có sự khác biệt giữa cộng đồng của ông tại Ấn Độ và những cộng đồng của các quốc gia vẫn còn bệnh bại liệt như Pakistan, Afghanistan và Nigeria - nơi các tay súng giết những người chích ngừa.
Ông nói: “Chiến dịch chích ngừa bệnh bại liệt thành công tại đây vì những học giả Hồi giáo đứng về phía chúng tôi. Với sự ủng hộ của những người này, chúng tôi có thể làm mọi người tin là chính ngừa cho trẻ em có lợi và quan trọng.”
Bộ Y tế Ấn Độ tháng trước đã phát động một chiến dịch chích ngừa trên toàn quốc - với mục tiêu chích ngừa cho 170 triệu trẻ em dưới 5 tuổi.
Nỗ lực này sẽ chú trọng vào thành phần dân chúng dễ bị ảnh hưởng nhất - gồm có những trẻ sơ sanh, di dân và những người sống trong những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Nếu không có trường hợp bệnh bại liệt nào được ghi nhận tại Ấn Độ vào năm 2014, nước này sẽ được chính thức công bố không có bệnh bại liệt. Tuy nhiên UNICEF cảnh báo là không có chỗ cho sự tự mãn và Ấn Độ cần phải thận trọng trong việc bảo vệ trẻ em cho tới khi bệnh bại liệt bị xoá bỏ trên toàn thế giới.
Quốc gia Nam Á này từ việc chiếm một nửa những trường hợp mắc bệnh bại liệt trên thế giới vào năm 2009 xuống chỉ còn một trường hợp mắc bệnh mới vào đầu năm 2011. Thông tín viên Đài VOA Aru Pande xem xét về cách thức Ấn Độ có thể thực hiện việc này - và đang làm việc để đảm bảo không có những trường hợp mắc bệnh bại liệt mới nào cả.
Để có thể hiểu được làm thế nào Ấn Độ có thể chống lại virút bệnh bại liệt lây nhiễm cao, không cần phải tìm đâu xa chỉ cần đến thăm một ngôi nhà tại khu vực Ghaziabad có đa số người Hồi giáo cư ngụ thuộc bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ.
Bà Asma Khatun mẹ của hai đứa con nói:
“Mỗi khi đoàn chích ngừa đến, chúng tôi đều cho con cái chích ngừa. Ngay cả nếu không có ai đến nhà chúng tôi, chúng tôi cũng gởi con đến bệnh viện để chích ngừa.”
Khi các toán của chính phủ và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF đến từng nhà để chích ngừa chống bệnh bại liệt cho trẻ em - họ không gặp sự chống đối nào cả.
Bà Nasreen Jahan bị bệnh bại liệt nhìn con của bà đang được nhỏ thuốc ngừa bệnh bại liệt.
Bà nói: “Tôi đi đứng rất khó khăn, và tôi không muốn các con của tôi bị bệnh như tôi.”
UNICEF cho biết chỉ cách đây 25 năm, bệnh bại liệt làm cho khoảng 200.000 trẻ em Ấn Độ bị liệt mỗi năm. Và nhiều chuyên gia tiên đoán Ấn Độ sẽ là quốc gia cuối cùng xoá được bệnh bại liệt.
Với hàng triệu đô la và những liều thuốc ngừa, Ấn Độ từ 741 trường hợp mắc bệnh bại liệt được ghi nhận trong năm 2009 xuống chỉ còn một trường hợp trong năm 2011.
UNICEF nói những toán nhân viên y tế nhắm đến những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao, là yếu tố chính yếu trong việc chống bệnh bại liệt.
Các phụ nữ như bà Zareena Parveen bỏ ra nhiều thì giờ đến những gia đình trong khu vực cư trú, thuyết phục cha mẹ về tầm quan trọng trong việc chích ngừa cho con cái đồng thời cũng xua tan những thông tin sai lạc về thuốc chích ngừa.
Bà Parveen nói: “Các phụ nữ thường nghĩ là con cái của chúng tôi sẽ mất khả năng sinh sản và không thể nào có con được khi lớn lên. Trước đây họ thường nghĩ như vậy… nhưng hiện nay họ không còn nghĩ như thế nữa và cho phép các con được chích ngừa.”
Những tổ chức Hồi giáo địa phương và các nhà lãnh đạo cộng đồng cũng giúp ích nhiều trong việc loan truyền lợi ích của việc chủng ngừa tại các lễ hội, các đền thờ Hồi giáo và các trường học.
Ông Maulana Noor Hasan Qasmi nói có sự khác biệt giữa cộng đồng của ông tại Ấn Độ và những cộng đồng của các quốc gia vẫn còn bệnh bại liệt như Pakistan, Afghanistan và Nigeria - nơi các tay súng giết những người chích ngừa.
Ông nói: “Chiến dịch chích ngừa bệnh bại liệt thành công tại đây vì những học giả Hồi giáo đứng về phía chúng tôi. Với sự ủng hộ của những người này, chúng tôi có thể làm mọi người tin là chính ngừa cho trẻ em có lợi và quan trọng.”
Bộ Y tế Ấn Độ tháng trước đã phát động một chiến dịch chích ngừa trên toàn quốc - với mục tiêu chích ngừa cho 170 triệu trẻ em dưới 5 tuổi.
Nỗ lực này sẽ chú trọng vào thành phần dân chúng dễ bị ảnh hưởng nhất - gồm có những trẻ sơ sanh, di dân và những người sống trong những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Nếu không có trường hợp bệnh bại liệt nào được ghi nhận tại Ấn Độ vào năm 2014, nước này sẽ được chính thức công bố không có bệnh bại liệt. Tuy nhiên UNICEF cảnh báo là không có chỗ cho sự tự mãn và Ấn Độ cần phải thận trọng trong việc bảo vệ trẻ em cho tới khi bệnh bại liệt bị xoá bỏ trên toàn thế giới.