Đường dẫn truy cập

An ninh siết chặt vào lúc Paris chuẩn bị cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu


Cảnh sát tuần tra phía trước lối vào của địa điểm sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu Toàn cầu COP21 ở Paris, Pháp, ngày 26/11/2015.
Cảnh sát tuần tra phía trước lối vào của địa điểm sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu Toàn cầu COP21 ở Paris, Pháp, ngày 26/11/2015.

Các vị nguyên thủ quốc gia và các phái đoàn của 196 nước sẽ tề tựu ở Paris dự cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu COP 21 khai mạc vào ngày thứ Hai tới. Họ sẽ tìm cách đạt được một hiệp định có tính ràng buộc về việc giảm thiểu khí thải carbon dioxide. Theo tường trình của thông tín viên Henry Ridgwell có sự lạc quan dè dặt về việc có thể đạt được thỏa thuận.

4.700 mét trên mực nước biển là Cao nguyên Tây Tạng, được gọi là ‘cái nóc của thế giới’. Các băng hà ở đó là nguồn của nhiều con sông quan trọng nhất của châu Á.

Nhưng lớp băng đang tan. Các nhà khoa học cho rằng nếu hiện tượng này tiếp tục ở các mức hiện nay, thì 2/3 số băng hà ở cao nguyên này có phần chắc sẽ biến mất trước năm 2050, gây ảnh hưởng đến 2 tỷ người ở Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Bhutan. Bà Li Yan là thành viên của tổ chức Greenpeace Trung Quốc, nói: "Băng tan ở cao nguyên Tây Tạng phải là một hồi chuông cảnh báo về biến đổi khí hậu cho các vị nguyên thủ quốc gia trên toàn cầu".

Các phái đoàn tại hội nghị thượng đỉnh Paris sẽ tìm cách đạt được một thỏa thuận mới có tính ràng buộc – hạn chế lượng khí thải carbon dioxide, mà các nhà khoa học cho là đang đẩy nhiệt độ tăng cao.

Họ sẽ tìm cách hạn chế sự tăng nhiệt toàn cầu ở mức dưới 2 độ bách phân trên các mức tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ này. Bà Smita Nakhooda thuộc Viện Phát triển Hải ngoại nói mục tiêu đó là cấp thiết:

“Nếu không có mục tiêu này, chúng ta sẽ bắt đầu cảm nhận các tác động cực kỳ nghiêm trọng của sự biến đối khí hậu, tỷ như các hiện tượng nguy hiểm về thời tiết, hạn hán, lụt lội và những sự việc gây gián đoạn cho lối sống của chúng ta”.

Các nhà khoa học nói có nhiều phần chắc chúng ta đã bắt đầu cảm thấy một số tác động của biến đổi khí hậu. Năm 2015 đã là năm nóng nhất từng ghi nhận được.

Có bằng chứng cho thấy nhiệt độ ấm hơn đang làm cho bão trở nên mạnh hơn.

Tại hội nghị thượng đỉnh Copenhagen năm 2009, các quốc gia phát triển đã đồng ý cung cấp 100 tỷ đôla tài trợ công và tư để giúp các nước đang phát triển thích nghi với biến đổi khí hậu và khai triển các kỹ thuật xanh hơn. Bà Nakhooda nói cuộc tranh luận đã thay đổi sau hội nghị Copenhagen và có hy vọng có thể đạt được một thỏa thuận.

Bà nói: “Nhiều nước đã đề nghị tăng gấp đôi phần đóng góp tài chính công, vì thế đó là điều rất khích lệ. Tổn phí về việc bố trí năng lượng sạch đã tăng vọt trong những năm gần đây và đã tăng vọt ở mức nhanh nhất ở một số nước đang phát triển”.

Nhiều sự kiện trong thời gian hội nghị thượng đỉnh đã bị bãi bỏ sau khi xảy ra những vụ tấn công khủng bố ở Paris cách đây 2 tuần. Pháp đã điều động thêm 8.000 cảnh sát viên ở biên giới.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG