Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa kết thúc với những tuyên bố đánh giá cao tình đoàn kết và khẳng định mục tiêu thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, thế nhưng ngay lập tức các nước Đông Nam Á đã lặng lẽ tìm cách hoãn lại kỳ hạn để thực hiện mục tiêu đó trước cuối năm 2015, như đã hoạch định.
Hãng tin Reuters hôm nay nói diễn tiến đó xác nhận điều mà nhiều nhà kinh tế và các nhà ngoại giao đã nghi ngờ từ lâu, rằng Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm nhiều nước theo các thể chế khác nhau và ở mức phát triển khác nhau, đang gặp khó khăn trong việc thành lập một khối đoàn kết.
Hãng tin Reuters hôm nay tường trình rằng thông cáo chung vào lúc kết thúc hội nghị không nhắc tới cam kết rõ rệt sẽ thực hiện mục tiêu thành lập một cộng đồng kinh tế chung trước cuối năm 2015, mà chỉ nói rằng lãnh đạo các nước hội viên đã đồng ý tiếp tục làm việc để thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, gọi tắt là AEC. Các giới chức tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa rồi còn nhắc tới thời điểm năm 2015 chỉ là “các dấu mốc ” nhắm tới.
Ký giả của Reuters nhận định rằng như thế là giới lãnh đạo ASEAN đã phải nhìn nhận thực tế, rằng tiến bộ sẽ rất chậm, và đôi khi còn có những bước thụt lùi trong việc thực hiện các mục tiêu chính trị nhạy cảm, chẳng hạn như loại trừ các rào cản mậu dịch, và giảm thiểu những vật chướng ngại đối với sự luân lưu tự do của lao động trong khu vực 10 nước ASEAN, một khối có dân số tổng cộng lên tới 600 triệu dân.
Các chuyên gia cho rằng thất bại trong việc thực hiện mục tiêu đầy tham vọng đó tuy không gây ngạc nhiên, nhưng có nguy cơ phương hại tới uy tín của ASEAN tại một thời điểm khi Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á phải đối phó với những chia rẽ sâu sắc liên quan tới các cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Reuters trích lời phát biểu của Thủ Tướng Brunei, nước chủ trì hội nghị ASEAN, là Quốc Vương Hassanal Bolkiah, tại cuộc họp báo kết thúc ASEAN ngày hôm qua, công nhận rằng xây dựng một cộng đồng ASEAN là một tiến trình lâu dài, sẽ tiếp tục ngay cả sau “các mốc điểm 2015”.
Ông thừa nhận những thách thức đó là “do những mức độ phát triển khác biệt” trong nội bộ khối.
Một kinh tế gia lão thành tại Ngân hàng Phát triển Á Châu ở Manila, ông Jayant Menon, nói một số nước Mêkong - ám chỉ các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện- còn rất lâu mới có thể bắt kịp các nước bạn.
Ông Menon nói các mục tiêu đầy tham vọng, với thời hạn quá sớm, chỉ làm cho tổ chức khu vực này dễ rạn nứt thêm.
Nguồn: Reuters, CSIS
Hãng tin Reuters hôm nay nói diễn tiến đó xác nhận điều mà nhiều nhà kinh tế và các nhà ngoại giao đã nghi ngờ từ lâu, rằng Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm nhiều nước theo các thể chế khác nhau và ở mức phát triển khác nhau, đang gặp khó khăn trong việc thành lập một khối đoàn kết.
Hãng tin Reuters hôm nay tường trình rằng thông cáo chung vào lúc kết thúc hội nghị không nhắc tới cam kết rõ rệt sẽ thực hiện mục tiêu thành lập một cộng đồng kinh tế chung trước cuối năm 2015, mà chỉ nói rằng lãnh đạo các nước hội viên đã đồng ý tiếp tục làm việc để thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, gọi tắt là AEC. Các giới chức tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa rồi còn nhắc tới thời điểm năm 2015 chỉ là “các dấu mốc ” nhắm tới.
Ký giả của Reuters nhận định rằng như thế là giới lãnh đạo ASEAN đã phải nhìn nhận thực tế, rằng tiến bộ sẽ rất chậm, và đôi khi còn có những bước thụt lùi trong việc thực hiện các mục tiêu chính trị nhạy cảm, chẳng hạn như loại trừ các rào cản mậu dịch, và giảm thiểu những vật chướng ngại đối với sự luân lưu tự do của lao động trong khu vực 10 nước ASEAN, một khối có dân số tổng cộng lên tới 600 triệu dân.
Các chuyên gia cho rằng thất bại trong việc thực hiện mục tiêu đầy tham vọng đó tuy không gây ngạc nhiên, nhưng có nguy cơ phương hại tới uy tín của ASEAN tại một thời điểm khi Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á phải đối phó với những chia rẽ sâu sắc liên quan tới các cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Reuters trích lời phát biểu của Thủ Tướng Brunei, nước chủ trì hội nghị ASEAN, là Quốc Vương Hassanal Bolkiah, tại cuộc họp báo kết thúc ASEAN ngày hôm qua, công nhận rằng xây dựng một cộng đồng ASEAN là một tiến trình lâu dài, sẽ tiếp tục ngay cả sau “các mốc điểm 2015”.
Ông thừa nhận những thách thức đó là “do những mức độ phát triển khác biệt” trong nội bộ khối.
Một kinh tế gia lão thành tại Ngân hàng Phát triển Á Châu ở Manila, ông Jayant Menon, nói một số nước Mêkong - ám chỉ các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện- còn rất lâu mới có thể bắt kịp các nước bạn.
Ông Menon nói các mục tiêu đầy tham vọng, với thời hạn quá sớm, chỉ làm cho tổ chức khu vực này dễ rạn nứt thêm.
Nguồn: Reuters, CSIS