Đường dẫn truy cập

Triển vọng 'hạ cánh an toàn' của TQ đem lại hy vọng cho thị trường châu Á


Triển vọng 'hạ cánh an toàn' của TQ đem lại hy vọng cho thị trường châu Á
Triển vọng 'hạ cánh an toàn' của TQ đem lại hy vọng cho thị trường châu Á

Các thị trường chứng khoán châu Á chịu ảnh hưởng phần lớn bởi các nhà sản xuất và các ngân hàng đã giảm điểm ngày hôm nay bởi tình hình bất ổn của các nền kinh tế châu Âu vẫn tiếp diễn. Mặc dù các chỉ số chứng khoán chính ở Châu Á giảm, nhưng chỉ số lạm phát trong tháng 9 của Trung Quốc lại có phần tốt hơn dự báo.

Châu Á thức dậy ngày hôm nay với những tin tức kinh tế xấu từ Châu Âu. Cơ quan đánh giá tín dụng Standard and Poor's đã hạ mức tín nhiệm dài hạn của Tây Ban Nha từ AA xuống còn AA-.

Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch cũng hạ bậc ngân hàng UBS từ A+ xuống còn A, chỉ vài tuần sau vụ bê bối làm giả sổ sách mới nhất nhận chìm đại ngân hàng của Thụy Sĩ này.

Hãng Fitch cũng cảnh báo 12 ngân hàng khác sẽ bị hạ điểm như vậy, gồm cả ngân hàng Deutsche Bank và Goldman Sachs.

Ông Joo-Yung Lee, Giám đốc cấp cao của tập đoàn các tổ chức tài chính của Fitch, nói:

“Xét qui mô của các tổ chức này với qui mô tài sản của họ, chúng tôi cho rằng đó là hành động thận trọng. Nó phản ánh quan điểm của chúng tôi về khả năng vỡ nợ của họ. Ở mức độ A thì khả năng vỡ nợ của họ là rất xa vời.”

Trong các phiên giao dịch ở châu Á, giá cổ phiếu của các nhà xuất khẩu châu Á có hoạt động đáng kể ở châu Âu, gồm có các nhà sản xuất xe ô tô và công nghệ của Nhật Bản, đã giảm.

Bất chấp những lo ngại về nền kinh tế châu Âu và Mỹ, kinh tế gia trưởng của công ty nghiên cứu BBVA, Stephen Schwartz, nói rằng châu Á có khả năng chống chọi với tác động của cuộc suy thoái ở châu Âu cả về ngắn hạn lẫn dài hạn.

Ông giải thích: "Cơ sở lập luận của chúng tôi là một tình huống phải vượt qua tình trạng rối ren. Tôi nêu bật hai điểm sáng đó là: nền tảng của hầu khắp các nền kinh tế châu Á rất vững mạnh. Điều đó giúp khu vực này có rất nhiều cơ hội để thực hiện các chính sách kích thích kinh tế để đối phó với nhu cầu suy yếu của nước ngoài.”

Ông Schwartz đồng ý với công bố ngày hôm qua của Quĩ Tiền tệ Quốc tế rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng nhu cầu trong nước - là nhu cầu có thể giúp bù đắp lại cho sự suy thoái ở những nước khác trên thế giới.

Trong khi quan điểm đó cũng áp dụng cho các nền kinh tế khác ở khu vực với thị trường nội địa lớn như Ấn Độ và Indonesia, ông Schwartz nói rằng ông e ngại về các nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực.

Ông nhận định: "Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn lại cuộc khủng hoảng của Lehman, nếu tình hình toàn cầu trở nên xấu đi, các nền kinh tế bị tác động mạnh có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề một lần nữa. Những nền kinh tế nhỏ hơn, và mở cửa hơn, rất lệ thuộc vào xuất khẩu, như Hong Kong, Singapore, và Đài Loan."

Số liệu về chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9 của Trung Quốc đã mở ra một tia hy vọng le lói vào lúc kết thúc một tuần giao dịch bất ổn.

Mặc dù tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc vẫn cao, tăng 6,1%, tính theo năm, con số này đã giảm đôi chút so với mức tăng hồi tháng 7 và tháng 8.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG