Quyết định của tòa án là một đòn mạnh vào kế hoạch của Canberra nhằm ngăn chặn làn sống người tị nạn đổ vào từ các nước nghèo khó bị chiến tranh xâu xé tìm cách đến Australia bằng tàu thuyền.
Các vị thẩm phán nói rằng thỏa thuận mà Australia đề xuất với Malaysia là không có hiệu lực bởi vì giới hữu trách ở Kuala Lumpur không có các luật lệ đã được áp dụng để bảo đảm sự an toàn cho những người xin tị nạn.
Tòa nhận thấy rằng Malaysia không bị ràng buộc về mặt pháp lý để bảo vệ quyền lợi của những người xin tị nạn theo như thỏa thuận. Thỏa thuận được ký hồi tháng trước và ghi rõ chi tiết các kế hoạch của Australia nhằm trục xuất 800 người xin tị nạn qua Malaysia để đổi lấy 4.000 người tị nạn đã được kiểm chứng.
Nhưng, gần như ngay tức khắc, thỏa thuận đã vấp phải sự chống đối của các luật sư nhân quyền. Họ đã đạt được một phán quyết tạm thời ngăn chặn việc chuyển giao người xin tị nạn từ Australia và nay tòa thượng thẩm lại công bố lệnh này là vĩnh viễn.
Tuy nhiên, dường như có phần chắc là Australia sẽ vẫn nhận con số 4.000 người tị nạn đã được xác nhận từ Malaysia.
Ông Don Rothwell, giáo sư luật học tại trường Đại học Quốc gia Australia, nói: "Tòa đã xét rằng công bố của bộ trưởng dưới Bộ luật Di trú là không có hiệu lực. Tòa xét rằng việc đưa những trẻ vị thành niên không có người lớn đi theo từ Australia qua Malaysia cũng sẽ không có hiệu lực theo các điều khoản về người giám hộ trẻ em trong Bộ luật Di trú. Do đó, các lệnh tạm thời đã được công bố 2 tuần trước khi các tiến trình khởi sự đã được duy trì và nay sẽ là các lệnh có tính vĩnh viễn.”
Kết quả là thỏa thuận được gọi là “trao đổi người tị nạn” dường như đã vô vọng. Các chuyên gia về luật hiến pháp nói rằng thỏa thuận có thể được hồi sinh nếu như Malaysia ký tên vào Công ước của Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn.
Phán quyết của Tòa thượng thẩm cũng gây nghi vấn đối với các kế hoạch của Australia định mở lại một trung tâm cứu xét ngoài khơi dành cho những người xin tị nạn ở Papua New Guinea.
Một người phát ngôn của Bộ Nội vụ Malaysia nói rằng quyết định này là bất ngờ và rằng chính phủ đang chờ xem thỏa thuận có thể được thay đổi để mang tính hợp pháp hay không.
Tại Canberra, khối dân di trú thuộc phe đối lập bảo thủ nói rằng phán quyết là “một thất bại khác về chính sách của một chính phủ bất lực.”
Quyết định của các thẩm phán sẽ gây thêm áp lực đối với Thủ tướng Julia Gillard đang gặp khó khăn, với chính phủ thiểu số níu lấy quyền lực chỉ bằng một ghế duy nhất tại quốc hội.
Chính phủ đã khẳng định rằng thỏa thuận đạt được qua việc hội ý với cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc sẽ đứng vững trước bất cứ sự chống đối pháp lý nào.
Australia lâu nay vẫn là nơi hấp dẫn đối với những người xin tị nạn hy vọng bắt đầu một cuộc sống mới, với hơn 6.200 người đến bằng tầu thuyền trong năm ngoái. Đa số xuất phát từ Afghanistan, Sri Lanka, Iran và Iraq và thường dùng Malaysia hay Indonesia làm điểm khởi đầu cho một cuộc vượt biển nguy hiểm đến các vùng nước gian nan miền bắc Australia.
Tòa án Australia bác thỏa thuận trao đổi người tị nạn với Malaysia
Tòa thượng thẩm Australia đã phán quyết rằng chính phủ không được phép gửi những người xin tị nạn đến Malaysia theo một thỏa thuận gây tranh cãi giữa Canberra và Kuala Lumpur. Trong một thông cáo, tòa nói rằng phải chấm dứt thỏa thuận vì quyền lợi của người xin tị nạn không được bảo đảm ở Malaysia, là nước chưa ký vào Công ước của Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn. Australia đã dự định gửi 800 người đang bị tạm giữ qua Malaysia để đổi lấy 4.000 người tị nạn đã được xác nhận. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer ghi nhận thêm chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Đọc nhiều nhất
1