SYDNEY —
Chính phủ Australia cho hay không trông đợi thay đổi nào đáng kể trong bang giao với Trung Quốc dưới thời nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, nhưng Canberra cũng là một đồng minh quân sự thân cận của Hoa Kỳ. Các giới chức Úc hy vọng ra sao để duy trì quan hệ tốt đẹp với cả hai bên.
Thủ tướng Julia Gillard nói ông Tập Cận Bình, người đã làm phó chủ tịch trong 5 năm vừa qua, rất quen biết với các giới chức Úc, là giới trông đợi một mối quan hệ công tác chặt chẽ với ông ta.
Các vị bộ trưởng cấp cao ở Canberra nhấn mạnh rằng Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Australia, cảm thấy thoải mái về các quan hệ quốc phòng đang gia tăng của Australia với Hoa Kỳ vào lúc Úc đang tìm cách đạt được thế quân bình ngoại giao tế nhị với Bắc Kinh và Washington.
Trước đây trong tuần này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã mở các cuộc hội đàm với các đối tác phía Australia ở Perth, nơi hai bên đã thảo luận về công cuộc hợp tác quân sự mật thiết hơn.
Ngoại trưởng Úc Bob Carr cho hay mặc dù hiệp ước an ninh với Washington là nền tảng cho an ninh quốc gia của nước ông, Canberra còn phải theo đuổi quan hệ kinh tế lơn hơn với Trung Quốc, là nước mà khối dân đang tăng trưởng có nhu cầu ngày càng tăng về các hàng nông nghiệp và khoáng sản của Australia. Ngoại trưởng Carr nói:
“Vẫn cần phải tính tới các mối quan tâm hợp lý của Trung Quốc về an ninh lương thực, và an ninh năng lượng và tài nguyên được đáp ứng qua một mối quan hệ với một đối tác đáng tin cậy như Australia. Tôi không cho rằng ta có thể định một cái giá cho sự kiện này.”
Tuy nhiên, một số cựu chính trị gia và quan sát viên khu vực tin rằng liên minh mật thiết của Australia với Hoa Kỳ gây thiệt hại cho các triển vọng của Úc ở châu Á.
Cựu thủ tướng Úc Paul Keating đã nhấn mạnh rằng Canberra phải làm nhiều hơn nữa để nuôi dưỡng quan hệ chặt chẽ hơn với Indonesia, nước láng giềng Hồi giao vĩ đại phương bắc, thay vì phục tùng quá mức trước nghị trình chính trị của Washington. Ông nói:
“Ý thức độc lập của chúng ta đã bị suy yếu, và trong khi ý thức này suy yếu, chúng ta đã quay trở lại với chính sách điều chỉnh một cách dễ dàng với các mục tiêu đối ngoại của Hoa Kỳ.”
Quan điểm của Australia về chỗ đứng của mình trên thế giới được hình thành bởi 3 ảnh hưởng đối chọi nhau. Các liên hệ lịch sử với Anh Quốc, nước bảo hộ Úc trước đây, vẫn còn mạnh, trong khi liên minh an ninh chính thức với Hoa Kỳ đã có từ năm 1951. Thế rồi lại có mối quan hệ thương mại đang bùng phát với Trung Quốc, đã giúp Australia tránh được tình huống xấu nhất của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Thương nghị một con đường ngoại giao hợp lý là một thách thức đối với các nhà lãnh đạo chính trị của Australia, vào lúc họ tìm cách quân bình nhu cầu thừa nhận di sản của đất nước, an ninh quốc gia, và thịnh vượng kinh tế.
Thủ tướng Julia Gillard nói ông Tập Cận Bình, người đã làm phó chủ tịch trong 5 năm vừa qua, rất quen biết với các giới chức Úc, là giới trông đợi một mối quan hệ công tác chặt chẽ với ông ta.
Các vị bộ trưởng cấp cao ở Canberra nhấn mạnh rằng Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Australia, cảm thấy thoải mái về các quan hệ quốc phòng đang gia tăng của Australia với Hoa Kỳ vào lúc Úc đang tìm cách đạt được thế quân bình ngoại giao tế nhị với Bắc Kinh và Washington.
Trước đây trong tuần này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã mở các cuộc hội đàm với các đối tác phía Australia ở Perth, nơi hai bên đã thảo luận về công cuộc hợp tác quân sự mật thiết hơn.
Ngoại trưởng Úc Bob Carr cho hay mặc dù hiệp ước an ninh với Washington là nền tảng cho an ninh quốc gia của nước ông, Canberra còn phải theo đuổi quan hệ kinh tế lơn hơn với Trung Quốc, là nước mà khối dân đang tăng trưởng có nhu cầu ngày càng tăng về các hàng nông nghiệp và khoáng sản của Australia. Ngoại trưởng Carr nói:
“Vẫn cần phải tính tới các mối quan tâm hợp lý của Trung Quốc về an ninh lương thực, và an ninh năng lượng và tài nguyên được đáp ứng qua một mối quan hệ với một đối tác đáng tin cậy như Australia. Tôi không cho rằng ta có thể định một cái giá cho sự kiện này.”
Tuy nhiên, một số cựu chính trị gia và quan sát viên khu vực tin rằng liên minh mật thiết của Australia với Hoa Kỳ gây thiệt hại cho các triển vọng của Úc ở châu Á.
Cựu thủ tướng Úc Paul Keating đã nhấn mạnh rằng Canberra phải làm nhiều hơn nữa để nuôi dưỡng quan hệ chặt chẽ hơn với Indonesia, nước láng giềng Hồi giao vĩ đại phương bắc, thay vì phục tùng quá mức trước nghị trình chính trị của Washington. Ông nói:
“Ý thức độc lập của chúng ta đã bị suy yếu, và trong khi ý thức này suy yếu, chúng ta đã quay trở lại với chính sách điều chỉnh một cách dễ dàng với các mục tiêu đối ngoại của Hoa Kỳ.”
Quan điểm của Australia về chỗ đứng của mình trên thế giới được hình thành bởi 3 ảnh hưởng đối chọi nhau. Các liên hệ lịch sử với Anh Quốc, nước bảo hộ Úc trước đây, vẫn còn mạnh, trong khi liên minh an ninh chính thức với Hoa Kỳ đã có từ năm 1951. Thế rồi lại có mối quan hệ thương mại đang bùng phát với Trung Quốc, đã giúp Australia tránh được tình huống xấu nhất của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Thương nghị một con đường ngoại giao hợp lý là một thách thức đối với các nhà lãnh đạo chính trị của Australia, vào lúc họ tìm cách quân bình nhu cầu thừa nhận di sản của đất nước, an ninh quốc gia, và thịnh vượng kinh tế.