Đường dẫn truy cập

Bị EU chế tài về vấn đề nhân quyền, Trung Quốc trả đũa


Đại diện cao cấp về Chính sách Ngoại giao của Liên hiệp châu Âu Josep Borrell.
Đại diện cao cấp về Chính sách Ngoại giao của Liên hiệp châu Âu Josep Borrell.

Liên hiệp châu Âu ngày 22/3 áp đặt chế tài lên 4 giới chức Trung Quốc, trong đó có một giám đốc an ninh hàng đầu, vì vi phạm nhân quyền tại Tân Cương, và Bắc Kinh đáp trả bằng cách ghi đưa người châu Âu vào ‘sổ bìa đen’ trong một vụ leo thang căng thẳng ngoại giao hiếm thấy.

Không giống như Mỹ, EU vốn đã tìm cách tránh đối đầu với Bắc Kinh nhưng nay quyết định áp đặt những chế tài đầu tiên kể từ lệnh cấm vận vũ khí của EU năm 1989 đang làm căng thẳng bùng phát.

Bị cáo buộc giam nhiều người Hồi giáo Uighur tại Tây bắc Trung Quốc, trong số những người bị EU nhắm chế tài có ông Chen Migguo, giám đốc công an Tân Cương vì “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.”

Những người khác cũng bị cấm du hành và phong toả tài sản bao gồm các giới chức cao cấp Trung Quốc và cựu phó bí thư Tân Cương.

Tuy nhiên EU không chế tài quan chức hàng đầu Tân Cương là ông Chen Quanguo, người đã bị Mỹ liệt vào danh sách đen. Điều này cho thấy các chính phủ EU mưu tìm một chính sách mềm dẻo hơn.

Trung Quốc phủ nhận vi phạm nhân quyền tại Tân Cương và nói là các trại tập trung đó là các trung tâm huấn luyện nghề nghiệp và cần thiết để chống chủ nghĩa cực đoan.

Bắc Kinh trả đũa ngay lập tức, cho biết đã quyết định áp đặt chế tài lên 10 cá nhân EU, trong đó có các nhà lập pháp châu Âu, cơ quan hoạch định chính sách ngoại giao chính của EU còn được gọi là Ủy ban An ninh-Chính trị cùng hai cơ quan nghiên cứu hàng đầu.

Chính trị gia Đức Reinhard Butikofer, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội châu Âu tại Trung Quốc, nằm trong số các nhân vật cao cấp nhất bị chế tài. Tổ chức bất vụ lợi Sáng hội Liên minh Dân chủ, do cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen sáng lập, cũng bị ghi vào sổ đen, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Các nhân vật này bị hạn chế nhập cảnh hoặc làm ăn buôn bán với Trung Quốc. Bắc Kinh cáo buộc họ làm hại chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc trong vấn đề Tân Cương. Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu EU “sửa sai lầm” và không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Dù chủ yếu mang tính tượng trưng, nhưng các chế tài của EU đánh dấu sự mạnh tay hơn đáng kể trong chính sách của khối này đối với Trung Quốc mà Brussels từ lâu xem là đối tác thương mại lành mạnh nhưng hiện đang coi là nước vi phạm các quyền căn bản và quyền tự do một cách có hệ thống.

EU không có chế tài đáng kể nào đối với Trung Quốc kể từ khi áp đặt lệnh cấm vận vũ khí vào năm 1989 tiếp sau vụ đàn áp những người tranh đấu tại Quảng trường Thiên An Môn. Năm 2020, EU có nhắm mục tiêu hai tin tặc máy vi tính và một công ty công nghệ Trung Quốc trong khuôn khổ những chế tài rộng hơn trên mạng. Lệnh cấm vận vũ khí vẫn còn hiệu lực.

Các nhà hoạt động và các chuyên gia nhân quyền Liên hiệp quốc nói ít nhất có một triệu người Hồi giáo bị giam tại những trại xa xôi hẻo lánh ở vùng Tân Cương. Các nhà hoạt động và một số chính trị gia Tây phương cáo buộc Trung Quốc sử dụng tra tấn, lao động cưỡng bách và triệt sản.

Chế tài của EU ảnh hưởng tới các giới chức bị coi là lập nên và thực thi việc giam giữ tại Tân Cương. Chế tài này diễn ra sau khi Quốc hội Hà Lan theo chân Canada và Mỹ tố cáo cách Trung Quốc đối xử với người Uighur là diệt chủng nhưng Trung Quốc bác bỏ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG