SEOUL —
Bắc Triều Tiên mới đây đã đe dọa tấn công Nam Triều Tiên vì những cuộc diễn tập quân sự nhân ngày kỷ niệm vụ pháo kích của miền bắc nhắm vào một hòn đảo của miền nam vào năm 2010. Thông tín viên VOA Daniel Schearf tường thuật rằng Seoul bác bỏ lời đe dọa mà họ gọi luận điệu cố hữu của Bình Nhưỡng, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng những vụ xung đột có thể tái diễn.
Quân đội Bắc Triều Tiên hôm nay đe dọa biến Dinh Tổng thống của Nam Triều Tiên thành “biển lửa” nếu Bình Nhưỡng cảm thấy họ bị khiêu khích.
Lời đe dọa đó được loan báo để đáp lại các cuộc tập trận của quân đội Nam Triều Tiên trên đảo Yeonpyeong.
Cuộc diễn tập này đánh dấu kỷ niệm năm thứ ba ngày Bắc Triều Tiên tấn công vào đảo này, giết chết 2 binh sĩ và thường dân của Nam Triều Tiên.
Đài phát thanh Trung ương của Bắc Triều Tiên đã phát đi lời đe dọa tấn công Dinh Ngói Xanh, tức Dinh Tổng thống ở Seoul.
Một xướng ngôn viên đọc bản tin trên đài phát thanh với nội dụng rằng vụ đánh trả 3 năm trước đã được giới hạn trong phạm vi đảo Yeonpyeong, nhưng lần này thì Dinh Ngói Xanh và những căn cứ khác của “thế lực tay sai” sẽ nằm trong phạm vi tấn công.
Bắc Triều Tiên lâu nay vẫn thường lăng mạ chính phủ Nam Triều Tiên là tay sai của Mỹ.
Bình Nhưỡng đã biện minh cho vụ tấn công năm 2010 với tố cáo cho rằng các lực lượng Nam Triều Tiên đã bắn vào vùng biển của miền bắc. Nam Triều Tiên bác bỏ tố cáo đó.
Bắc Triều Tiên vẫn tuyên bố có chủ quyền đối với vùng biển gần hòn đảo này, trong lúc đôi bên chưa hề đạt được một thỏa thuận nào về ranh giới trên biển khi giao tranh chấm dứt.
Thông cáo của Đài phát thanh Trung ương đã tán dương vụ pháo kích vào đảo Yeonpyeong năm 2010, là vụ đầu tiên kể từ cuộc chiến Triều Tiên. Họ nói rằng đó là một sự kiện đáng ca ngợi.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên, ông Wi Yong Sub, đã bác bỏ những lời lẽ khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Ông Wi nói rằng Bắc Triều Tiên phải hiểu là những lời đe dọa của họ chỉ làm cho quân đội Nam Triều Tiên đoàn kết hơn nữa và làm gia tăng quyết tâm của người dân miền Nam trong việc trừng trị Bình Nhưỡng.
Trước đây, Bắc Triều Tiên đã đưa ra những lời đe dọa tương tự nhưng không thực hiện.
Ông Yang Moo Jin là giáo sư của Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên. Ông nói rằng những vụ đụng độ lúc nào cũng có thể xảy ra vì không có một ranh giới trên biển và một hòa ước chính thức.
Giáo sư Yang nói rằng nếu Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên đối đầu với nhau một cách căng thẳng thì khó lòng tránh được một vụ Yeonpyeong thứ nhì hay thứ ba. Ông nói rằng cả Nam Triều Tiên lẫn Bắc Triều Tiên đều bị tổn thương nếu một vụ việc như vậy xảy ra.
Vụ pháo kích đảo Yeonpyeong diễn ra chỉ vài tháng sau khi một chiến hạm của Nam Triều Tiên bị chìm, giết chết 46 binh sĩ hải quân. Một cuộc điều tra kết luận rằng chiến hạm đó bị ngư lôi Bắc Triều Tiên đánh chìm. Nhưng Bình Nhưỡng nói rằng họ không dính líu gì tới vụ này.
Sau vụ pháo kích, Nam Triều Tiên đã tăng cường những hoạt động phòng vệ trên đảo và thề sẽ nhanh chóng thực hiện những hành động đáp trả nhắm vào hàng ngũ chỉ huy của quân đội Bắc Triều Tiên.
Hôm nay Nam Triều Tiên loan báo kế hoạch mua 40 chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35A của công ty Locheed Martin của Mỹ để nâng cấp khả năng của không lực.
Hãng tin Yonhap của Nam Triều Tiên cho biết quân đội nước họ hồi tháng trước đã thành công trong vụ bắn thử phi đạn Spike điều khiển bằng vệ tinh. Bản tin cho biết loại phi đạn do Israel chế tạo này có khả năng tấn công một cách chính xác vào những cơ sở pháo binh của Bắc Triều Tiên trong vùng duyên hải.
Quân đội Bắc Triều Tiên hôm nay đe dọa biến Dinh Tổng thống của Nam Triều Tiên thành “biển lửa” nếu Bình Nhưỡng cảm thấy họ bị khiêu khích.
Lời đe dọa đó được loan báo để đáp lại các cuộc tập trận của quân đội Nam Triều Tiên trên đảo Yeonpyeong.
Cuộc diễn tập này đánh dấu kỷ niệm năm thứ ba ngày Bắc Triều Tiên tấn công vào đảo này, giết chết 2 binh sĩ và thường dân của Nam Triều Tiên.
Đài phát thanh Trung ương của Bắc Triều Tiên đã phát đi lời đe dọa tấn công Dinh Ngói Xanh, tức Dinh Tổng thống ở Seoul.
Một xướng ngôn viên đọc bản tin trên đài phát thanh với nội dụng rằng vụ đánh trả 3 năm trước đã được giới hạn trong phạm vi đảo Yeonpyeong, nhưng lần này thì Dinh Ngói Xanh và những căn cứ khác của “thế lực tay sai” sẽ nằm trong phạm vi tấn công.
Bắc Triều Tiên lâu nay vẫn thường lăng mạ chính phủ Nam Triều Tiên là tay sai của Mỹ.
Bình Nhưỡng đã biện minh cho vụ tấn công năm 2010 với tố cáo cho rằng các lực lượng Nam Triều Tiên đã bắn vào vùng biển của miền bắc. Nam Triều Tiên bác bỏ tố cáo đó.
Bắc Triều Tiên vẫn tuyên bố có chủ quyền đối với vùng biển gần hòn đảo này, trong lúc đôi bên chưa hề đạt được một thỏa thuận nào về ranh giới trên biển khi giao tranh chấm dứt.
Thông cáo của Đài phát thanh Trung ương đã tán dương vụ pháo kích vào đảo Yeonpyeong năm 2010, là vụ đầu tiên kể từ cuộc chiến Triều Tiên. Họ nói rằng đó là một sự kiện đáng ca ngợi.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên, ông Wi Yong Sub, đã bác bỏ những lời lẽ khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Ông Wi nói rằng Bắc Triều Tiên phải hiểu là những lời đe dọa của họ chỉ làm cho quân đội Nam Triều Tiên đoàn kết hơn nữa và làm gia tăng quyết tâm của người dân miền Nam trong việc trừng trị Bình Nhưỡng.
Trước đây, Bắc Triều Tiên đã đưa ra những lời đe dọa tương tự nhưng không thực hiện.
Ông Yang Moo Jin là giáo sư của Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên. Ông nói rằng những vụ đụng độ lúc nào cũng có thể xảy ra vì không có một ranh giới trên biển và một hòa ước chính thức.
Giáo sư Yang nói rằng nếu Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên đối đầu với nhau một cách căng thẳng thì khó lòng tránh được một vụ Yeonpyeong thứ nhì hay thứ ba. Ông nói rằng cả Nam Triều Tiên lẫn Bắc Triều Tiên đều bị tổn thương nếu một vụ việc như vậy xảy ra.
Vụ pháo kích đảo Yeonpyeong diễn ra chỉ vài tháng sau khi một chiến hạm của Nam Triều Tiên bị chìm, giết chết 46 binh sĩ hải quân. Một cuộc điều tra kết luận rằng chiến hạm đó bị ngư lôi Bắc Triều Tiên đánh chìm. Nhưng Bình Nhưỡng nói rằng họ không dính líu gì tới vụ này.
Sau vụ pháo kích, Nam Triều Tiên đã tăng cường những hoạt động phòng vệ trên đảo và thề sẽ nhanh chóng thực hiện những hành động đáp trả nhắm vào hàng ngũ chỉ huy của quân đội Bắc Triều Tiên.
Hôm nay Nam Triều Tiên loan báo kế hoạch mua 40 chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35A của công ty Locheed Martin của Mỹ để nâng cấp khả năng của không lực.
Hãng tin Yonhap của Nam Triều Tiên cho biết quân đội nước họ hồi tháng trước đã thành công trong vụ bắn thử phi đạn Spike điều khiển bằng vệ tinh. Bản tin cho biết loại phi đạn do Israel chế tạo này có khả năng tấn công một cách chính xác vào những cơ sở pháo binh của Bắc Triều Tiên trong vùng duyên hải.